Thứ ba, 22/5/2018, 20h31

Du lịch bụi: Đừng để trả giá cho sự chủ quan

Nhiu năm gn đây, du lch bi (phưt) đã tr thành trào lưu cun hút gii tr. Tuy nhiên, nhng v tai nn c liên tiếp xy ra đã gióng lên mt hi chuông báo đng v mc đ an toàn.

Chun b k năng cn thiết trưc nhng cung đưng nguy him là điu không th thiếu

Nhng cung đưng đp... chết ngưi

Trào lưu phượt luôn thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ bởi đây là một hình thức du lịch khám phá mạo hiểm, mang đến cho con người sự hứng khởi khi đặt chân đến những vùng đất mới. Mỗi chuyến đi, các phượt thủ còn có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương, gặp gỡ những con người mới, mảnh đất mới. Thế nhưng, không ít bạn trẻ chỉ biết “xách ba lô lên và đi” mà không để ý đến sự an toàn của bản thân.

Ngày 20-5, thi thể nghi của phượt thủ Thi An Kiện được tìm thấy tại tầng thứ 4 của thác Lao Phào (thuộc xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) sau 8 ngày mất tích. Trước đó, ngày 11-5, Thi An Kiện, 24 tuổi cùng 6 người bạn xuất phát từ Lâm Đồng tham gia chinh phục cung Tà Năng - Phan Dũng thuộc 2 tỉnh Lâm Đồng - Bình Thuận. Trên cung đường đó, nhóm bị lạc Kiện.

Sau khi nhận được tin báo, chính quyền và các ngành chức năng cùng nhiều nhóm phượt có kinh nghiệm ở cung đường này đã đến hỗ trợ tìm kiếm theo nhiều hướng, sử dụng flycam và cả chó săn để tìm kiếm với trên 100 người tham gia. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra cái chết thương tâm của phượt thủ trên cung đường này. Cuối năm 2017, nữ phượt thủ Nguyễn Thị Quỳnh (32 tuổi) cũng đã tử vong khi bị nước lũ cuốn trên hành trình đi bộ xuyên rừng Tà Năng - Phan Dũng.

Cung đường Tà Năng - Phan Dũng dài khoảng 60km nằm trên địa bàn hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, được các nhóm phượt mệnh danh là con đường đẹp nhất của cả nước. Cung đường này có những nơi cực kì dốc và nguy hiểm, kể cả người dân bản địa cùng những phượt thủ chuyên nghiệp cũng hiếm khi bước đến. Nhiều cái chết thương tâm của một số phượt thủ cũng từ những cung đường sâu, xa với cảnh đẹp hùng vĩ. Sự hấp dẫn, cuốn hút các bạn trẻ đôi khi lại là những cái “bẫy” chết người.

An toàn cho bn thân

Hiện nay, hình thức du lịch trekking được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trekking là hình thức du lịch đi bộ khám phá dành cho những người yêu thiên nhiên và thích vận động. Du lịch trekking như một dạng “phượt” dành cho người thích mạo hiểm, chỉ có sự khác biệt nhỏ là với trekking, du khách phải đi bộ, tự mang đồ đạc và thường chọn những nơi rừng, núi, làng bản xa lạ không có trên bản đồ để đến. Khao khát được chinh phục những cung đường đẹp, hoang sơ, nhiều bạn trẻ vội vàng, nôn nóng lên đường khi còn thiếu những kỹ năng an toàn cho chính bản thân và bạn đồng hành. Hơn nữa, những cung đường này cũng rất nguy hiểm cho các phượt thủ tự đi mà không có người hướng dẫn. 

Không ít bn đã tr giá cho s ch quan, chun b thiếu k lưng ca mình. Bn Lê Hiếu Minh, trưng mt din dàn phưt chia s: “S thiếu hiu biết v đc đim đa hình cũng như thi tiế cung đưng mà mình đang đến cũng chính là cái “by giết ngưi” gây nên nhng tai nn thương tâm trong cho mt s phưt th. Hin nay, nhiu bn tr còn bt chp nhng khó khăn ca thi tiết: mưa gió, bão lũ, st l… đ chinh phc nhng cung đưng đp mà không lưng trưc mc đ nguy him”.

Không ít bạn đã trả giá cho sự chủ quan, chuẩn bị thiếu kỹ lưỡng của mình. Bạn Lê Hiếu Minh, trưởng một diễn đàn phượt chia sẻ: “Sự thiếu hiểu biết về đặc điểm địa hình cũng như thời tiết ở cung đường mà mình đang đến cũng chính là cái “bẫy giết người” gây nên những tai nạn thương tâm cho một số phượt thủ. Hiện nay, nhiều bạn trẻ còn bất chấp những khó khăn của thời tiết: mưa gió, bão lũ, sạt lở… để chinh phục những cung đường đẹp mà không lường trước mức độ nguy hiểm”.

Qua những tai nạn ấy, nhiều bạn trẻ chợt nhận ra “phượt” không hề đơn giản. Gặp phải nguy hiểm đáng tiếc xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. “Có nhiều bạn không biết cách sử dụng la bàn nhưng vẫn “liều” mình. Khi có sự cố xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, la bàn hay bản đồ để xác định đường đi cũng là việc làm quan trọng. Các cung đường đi trong mỗi chuyến phượt đều là những cung đường mới và lạ, bởi vậy sẽ rất khó khăn trong việc xác định phương hướng nếu không có la bàn hoặc bản đồ”, Hiếu Minh nhấn mạnh.

Mỗi chuyến đi là một hành trình khám phá các vùng đất mới, trải nghiệm và thỏa mãn sự đam mê nhưng chỉ thực sự có ý nghĩa khi cả nhóm cùng trở về an toàn. Giới trẻ năng động, nhiệt huyết, ưa mạo hiểm, khám phá nên những cung đường càng sâu, càng xa, càng hiểm càng có sức hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và an toàn thì công tác chuẩn bị là không thể thiếu. Nếu không sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Bài, ảnh: Yên Hà