Thứ hai, 11/1/2010, 15h01

Dùng muối trong đông y

Cơ thể con người rất cần chất mặn của muối do mỗi ngày phải đào thải khoảng 120-180gr muối qua mồ hôi và nước tiểu. Tuy nhiên, ăn quá mặn không tốt cho cơ thể.
Trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp cấp, lương y thường chỉ định bệnh nhân tránh dùng nhiều hoặc kiêng hẳn muối (kể cả ướp thức ăn). Muối là thủ phạm gây tăng áp suất thẩm thấu tâm trương huyết áp, tác động trực tiếp đến “trung tâm khát nước” ở hệ thần kinh não, cho nên tốt nhất không để cơ thể “chai lì” với độ mặn do ăn nhiều muối. Lượng muối tiêu chuẩn là 5gr mỗi ngày. Ngoài ra, không nên nêm đường nhiều để nhờ vị ngọt làm giảm độ mặn, đó là cảm giác giả tạo, rất tai hại do lượng muối đi vào cơ thể sẽ cao dần. Mặt khác, người có triệu chứng tăng huyết áp hoặc trụy, suy tim mạch, tốt nhất nên tập ăn nhạt, lâu ngày giúp cơ thể không thích mặn. Ăn muối hột nguyên chất (từ các ruộng muối biển) là tốt nhất nhờ có nhiều khoáng chất can-xi, ma-nhê, ka-li, lưu huỳnh, i-ốt. Ngoại trừ việc lương y kê đơn có lượng muối cho bệnh nhân tim mạch, huyết áp cao sử dụng vì vai trò của lượng muối trong máu của cơ thể người gồm: 50% dịch ngoại bào, 50% trong tủy xương và 10% trong các tế bào (với 2 hóa chất chính là 60% clo-rua + 40% na-tri giúp cân bằng độ pH của máu và hấp thụ vật chất ở đường ruột).
Đông y sĩ Kiều Bá Long/ TNO