Thứ bảy, 19/5/2018, 19h30

Đừng tìm đến những ứng dụng ảo - tác hại thật

Đó là khẳng định của ThS. tâm lý Tô Nhi A (giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM) khi trao đổi với Giáo dục TP.HCM về tác hại khôn lường của trò chơi “Thử thách cá voi xanh”.

Hu hết ngưi tham gia trò chơi “Th thách cá voi xanh” đu có vn đ v tâm lý (sc vì cha m ly hôn, kết qu hc tp không như mong mun, cha m la mng…), bà có chia s gì vi các em hc sinh, sinh viên v trò chơi nguy him này?

- ThS. Tô Nhi A: Chúng tôi rất cảm thông và chia sẻ với những em có những biến cố trong cuộc sống, đặc biệt là những biến cố đến từ gia đình, tình cảm, áp lực điểm số… Chính vì thiếu sự quan tâm sâu sát, đặc biệt là từ gia đình, đã dẫn đến việc các em cần tìm một cái gì đó để dựa vào (theo nghĩa thông thường thì ở tuổi thiếu niên, các em sẽ tụ tập bạn bè, gắn kết hơn, bắt đầu có những hội nhóm). Tuy nhiên, nếu vẫn không tìm đến được sự chia sẻ ở bạn bè, thì các em sẽ có xu hướng “sống ảo” hơn để khỏa lấp đi những chỗ trống trong đời sống hiện tại, và đó là lý do chính mà trò chơi “Thử thách cá voi xanh” lan truyền khắp thế giới.

Nếu các em tìm đến trò chơi “Thử thách cá voi xanh” như một sự đồng cảm, thì chúng tôi thật sự muốn chia sẻ với các em rằng: xung quanh các em vẫn còn nhiều người bên cạnh mình, đặc biệt hiện nay ở các trường đều có trang bị phòng tâm lý, các em có thể nhờ chuyên gia giải tỏa giúp những băn khoăn cho mình. Vẫn còn nhiều người sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của các em, đừng tìm đến những ứng dụng ảo - tác hại thật.

Đ phòng nga cám d, c th là trò chơi “Th thách cá voi xanh”, theo bà, các bn tr cn trang b nhng gì?

- Với những em thật sự có trầm cảm thì lời khuyên cũng vô ích, do lúc đó chính các em cũng không kiểm soát được những hành vi của mình. Do đó, chúng tôi muốn hướng đến hai đối tượng chính, một là những em tìm đến trò chơi chết chóc này như một sự tò mò, hai là đến gia đình và người thân.

Đối với những em tò mò, các em cần phải tìm hiểu kỹ về những điểm tốt, điểm xấu của thứ mình muốn thử. Khi thật sự biết nó đem lại cái gì cho mình, mình mới đủ cơ sở để thực hiện. Trò chơi “Thử thách cá voi xanh” lấy thông tin của các em ban đầu, sau đó nâng cấp những thử thách để các em không nhận ra mức độ nguy hiểm của nó (giống như một con ếch để vào nồi nước lạnh, đun từ từ, con ếch sẽ không phát hiện ra và khi nhiệt độ quá nóng, nó sẽ chết mà không có sự phản kháng). Và cho dù muốn dừng lại, thì những thông tin các em cung cấp từ đầu sẽ trở thành thứ uy hiếp các em phải tiếp tục. Do đó, trò chơi thì rất nhiều, hoạt động cũng rất nhiều, không dại gì mình phải tò mò một thứ nguy hiểm!

Li khuyên nào cho ph huynh, thưa bà?

Đối với gia đình, phụ huynh không cần phải quản lý chặt chẽ hay cấm đoán con mình sử dụng các thiết bị thông minh, do càng cấm, trẻ càng tìm cách tiếp cận, mà lúc này còn nguy hiểm hơn khi tiếp cận sau lưng cha mẹ. Những trường hợp tìm đến thử thách nguy hiểm này thường xuất phát từ việc thiếu tình yêu thương, cần sự công nhận… Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, các bậc phụ huynh cần quan sát, đừng gây quá nhiều áp lực không đáng có cho con (phải đứng nhất lớp, phải 10 điểm các môn…) mà thay vào đó hãy khen ngợi những việc làm nhỏ của con, và động viên khi con vấp ngã. Trong việc sử dụng các thiết bị, phụ huynh có thể gián tiếp kiểm soát thông qua những phần mềm quản lý trên các thiết bị này, quan sát những biểu hiện của con có gì bất thường hay không để có sự can thiệp kịp thời.

T.An (thc hin)