Thứ năm, 8/3/2018, 20h55

Đừng xem thường chương trình dự bị ĐH

Do s khác bit v cht lưng và h thng giáo dc, sinh viên Vit Nam đưc yêu cu tri qua chương trình d b ĐH trưc khi tr thành sinh viên năm nht ca các trưng ĐH ti Anh.

Chương trình d b ĐH s giúp sinh viên quc tế sm hòa nhp cùng nhau. Trong nh: Sinh viên d b ĐH ti Anh trong mt chuyến đi dã ngoi

Vì sao chương trình d b ĐH li quan trng?

Theo hệ thống giáo dục Việt Nam, học sinh sẽ mất 12 năm để lấy bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, học sinh Anh quốc cần đến 13 năm mới hoàn thành chương trình THPT. Do sự chênh lệch về thời gian, cấu trúc môn học, thời lượng đào tạo, chuẩn kiến thức đầu ra... nên sinh viên Việt Nam cần tham gia khóa học dự bị để thỏa yêu cầu đầu vào của phần lớn các trường ĐH có chất lượng cao tại Anh. Không chỉ gần như mang tính bắt buộc với du học sinh Việt mà sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia thuộc châu Á, châu Úc, châu Âu, Trung Đông, Nga, châu Phi, vùng Nam và Bắc Mỹ cũng cần theo học chương trình dự bị ĐH quốc tế.

Khóa học được xây dựng nhằm mục đích chuẩn hóa và trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết giúp cho việc theo học bậc cử nhân tại Anh của sinh viên quốc tế đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhng điu cn lưu ý v chương trình

Thông thường, chương trình dự bị ĐH sẽ kéo dài trong 1 năm (30-40 tuần) và khai giảng nhiều lần trong năm. Theo kinh nghiệm của các cựu du học sinh tại Anh, hầu hết sinh viên thường chọn thời gian nhập học vào tháng 9 để phù hợp với lịch khai giảng của các trường ĐH. Nếu bỏ qua thời gian này, sinh viên sẽ phải chờ đợt khai giảng mới bắt đầu vào mùa xuân năm sau.

Trường hợp sinh viên muốn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình dự bị ĐH có thể theo học khóa 6 tháng (nội dung không thay đổi và thời gian học sẽ tăng lên gấp đôi). Với phương án này, sinh viên sẽ bắt đầu khóa dự bị vào tháng 1, kết thúc vào tháng 8 trong năm và chuẩn bị hồ sơ nhập học kịp thời điểm tháng 9.

Do đây là chương trình học thuật mang tính “cầu nối” giúp cho việc học ĐH phát huy hiệu quả, sinh viên sẽ trải qua nhiều bài kiểm tra đánh giá kỹ năng, chẳng hạn như kỹ năng trích dẫn tài liệu theo đúng quy tắc quốc tế; kỹ năng tìm kiếm và lọc tài liệu; kỹ năng viết bài luận, thuyết trình; kỹ năng quản trị cuộc sống... Ngoài ra còn rèn luyện ngoại ngữ thông thạo như người bản xứ và một số bài thi chuyên môn cuối kỳ khác.

Tại Anh, có hai loại chương trình dự bị ĐH mà sinh viên cần phân biệt rõ, đó là: chương trình dự bị do chính trường ĐH mà sinh viên dự định theo học sẽ trực tiếp đào tạo và chương trình dự bị được triển khai bởi tổ chức giáo dục bao gồm nhiều trường ĐH. Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học được quyền lựa chọn tiếp tục học tập tại một trong số các trường thành viên. Cơ chế này mang lại nhiều cơ hội học tập đa dạng cho sinh viên quốc tế. Có hàng trăm khóa dự bị ĐH, từ ngành cơ khí, công nghệ, kiến trúc, nghệ thuật, truyền thông, kinh doanh..., đáp ứng đa dạng nhu cầu của sinh viên từ khắp năm châu.

Yêu cu đu vào và chng ch tiếng Anh

Phụ thuộc vào thứ hạng quy định trong hệ thống giáo dục quốc gia và thế giới, các trường ĐH tại Anh sẽ đưa ra yêu cầu đầu vào khác nhau để đảm bảo chất lượng đào tạo con người qua nhiều thế hệ. Tuy vậy, yêu cầu cơ bản nhất vẫn là hoàn thành chương trình THPT (hoặc chương trình tương đương). Đối với các chuyên ngành mang tính đặc thù, các bạn cần bổ sung thêm đề cương các môn đã học bậc phổ thông có liên quan đến chuyên ngành chọn học năm dự bị.

Ph thuc vào th hng quy đnh trong h thng giáo dc quc gia và thế gii, các trưng ĐH ti Anh s đưa ra yêu cu đu vào khác nhau đ đm bo cht lưng đào to con ngưi qua nhiu thế h.

Ngoài lịch sử học tập, tiếng Anh cũng là một yêu cầu bắt buộc. Các bạn có thể cung cấp chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL, tuy nhiên các bạn cần kiểm tra phía trường yêu cầu điểm tối thiểu ngoại ngữ là bao nhiêu cũng như điểm chuẩn khi nộp hồ sơ xin visa du học từ cơ quan lãnh sự, Đại sứ quán Anh tại thời điểm dự định nộp hồ sơ để có kế hoạch học tập chủ động. Trường hợp tiếng Anh chưa đạt yêu cầu, các bạn vẫn có thể đăng ký các khóa tiếng Anh giao tiếp trước khi theo học chương trình dự bị ĐH tại Anh. Tuy nhiên các bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí, thời gian và lúng túng trong thời gian đầu, cách tốt nhất là nên ưu tiên nâng cao trình độ tiếng Anh trước khi làm hồ sơ du học.

Sau khi chọn được ngành học phù hợp, các bạn có thể đăng ký chương trình dự bị ĐH thông qua Tổ chức UCAS (Universities and Colleges Admissions Service). Theo đó, UCAS có nhiệm vụ thu nhận hồ sơ đăng ký nhập học của sinh viên từ khắp nơi trên thế giới và chuyển chúng đến đúng trường ĐH mà các bạn yêu cầu. Đặc biệt, các bạn lưu ý là thời gian nhận hồ sơ đăng ký thường kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 6. Ngay từ thời điểm này, các bạn đã có thể bắt tay vào việc tìm hiểu khóa học mà mình yêu thích để lên kế hoạch chuẩn bị cho hành trình du học tại Anh thành công rồi đấy.

Diu Minh