Thứ ba, 21/8/2018, 20h10

Duy trì kỳ thi THPT quốc gia

Đây là ý kiến ca nhiu chuyên gia GD ti Hi ngh góp ý kiến v D tho Lut GD sa đi và D tho Lut GD sa đi b sung mt s điu ca Lut GD ĐH din ra ti TP.HCM ngày 21-8.

Th trưng B GD-ĐT Nguyn Hu Đ phát biu ti hi ngh

Không nên b k thi THPT quc gia

Về kỳ thi THPT quốc gia, bà Phan Thị Thu Hà (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp) nhìn nhận, dù thời gian qua, mà gần nhất là kỳ thi năm nay có xảy ra những sự việc đáng tiếc, không mong muốn. Tuy nhiên không nên vì sự việc này, dưới dư luận xã hội mà bỏ kỳ thi. Thay vào đó, cần có tính toán giải pháp hữu hiệu. Nên duy trì kỳ thi nhưng cần có tính toán lại, ai sai chỗ nào thì xử lý chỗ đó, cần quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm túc để tạo kỷ cương.

Cùng quan điểm, ông Bùi Xuân Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM - nói, cần tiếp tục duy trì kỳ thi THPT quốc gia, vì kỳ thi đạt được 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét ĐH - CĐ.

“Cũng có những quan điểm cho rằng, với tỷ lệ tốt nghiệp cao trên 90%, thì việc tổ chức kỳ thi là uổng phí. Tôi cho rằng không phải như vậy, bởi đã học thì phải thi. Nếu thi như hiện nay, với đề thi chung, đợt thi chung, kết quả chung thì dễ dàng đánh giá trình độ cao, thấp khác nhau của các thí sinh ở từng khu vực, địa bàn. Bên cạnh đó cũng đỡ tốn kém chi phí nhiều so với việc tổ chức kỳ thi ĐH rất tốn kém trước đây”, ông Hải phân tích.

Về việc giao cho các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, ông Hải cho rằng trong bối cảnh hiện nay, chưa chắc các trường ĐH tránh khỏi được những điều tiếng. Việc các trường ĐH tự ra đề, tổ chức thi, tuyển sinh cũng chưa thể xác định độ tin cậy đến đâu, nếu bỏ thi THPT quốc gia hiện nay, để các trường ĐH tự tổ chức tuyển sinh có thể vẫn sẽ xảy ra tiêu cực.

Nghỉ thứ bảy để đồng bộ

Bà Phan Thị Thu Hà (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp) cho rằng, nên cho HS nghỉ ngày thứ bảy để đồng bộ. Bởi hiện nay HS tiểu học và mầm non không còn học ngày thứ bảy, nhưng HS THCS và THPT vẫn còn học. Điều bất hợp lý là cấp quản lý là phòng, sở thì nghỉ ngày thứ bảy nhưng trường vẫn giảng dạy, có sự việc gì cấp thiết có liên hệ cũng khó giải quyết kịp.

TS. Nguyễn Thị Kim Dung - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu GD Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - đặt vấn đề, nếu muốn tuyển chọn lại, xây dựng một kỳ thi đáp ứng cả hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển chọn ĐH thì phải có nghiên cứu chính xác và đề thi phải thực sự tốt. Cách làm vừa qua là có vấn đề cũng như đã bỏ qua nhiều điều cần thiết trong khâu thực hiện của một kỳ thi vào ĐH. Vì vậy cần chú trọng hơn đến việc tổ chức đội ngũ chuyên gia đánh giá kỳ thi một cách chuyên nghiệp, thay vì ai cũng trở thành… chuyên gia tham gia đánh giá mỗi kỳ thi như hiện nay.

Thi THPT quc gia quan trng đ đánh giá hc sinh

Trước ý kiến đóng góp các đại biểu, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định rằng, kỳ thi THPT quốc gia rất quan trọng vì đánh giá cả quá trình học tập của HS suốt 12 năm học phổ thông, nhất là trong điều kiện đã bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS. Bên cạnh đó, việc tổ chức thi, đánh giá quá trình học tập của HS còn làm cơ sở điều chỉnh chương trình đào tạo, cả phương pháp lẫn nội dung, không phải nhằm xác định tỷ lệ bao nhiêu HS đậu tốt nghiệp.

Tiếp thu có chọn lọc các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để làm cơ sở điều chỉnh, Thứ trưởng cho biết, Quốc hội đã quyết định đổi mới chương trình GD phổ thông theo hướng cả nước có một chương trình thống nhất và thực hiện nhiều SGK, tức một chương trình nhiều sách. Như vậy, chương trình này được viết theo hướng mở. Vì có nhiều SGK, mỗi nhà xuất bản có một cách viết khác nhau nên phải có quy định mức chuẩn hóa cho sách. Do vậy, bộ sẽ thành lập một Hội đồng quốc gia để thẩm định chương trình này. Sách đã qua thẩm định mới được lưu hành. Việc lựa chọn bộ sách phù hợp với đặc điểm, tâm lý lứa tuổi HS cũng như điều kiện địa phương là do nhà trường chứ không phải do Bộ hay Sở GD-ĐT…

Mê Tâm