Thứ ba, 22/8/2017, 22h19

GD-ĐT cả nước còn nhiều bất cập

Tình trng tha, thiếu giáo viên cc b vn chưa đưc gii quyết; năng lc ngh nghip ca mt b phn giáo viên còn yếu, phương pháp ging dy chm đi mi; năng lc qun tr ca mt b phn cán b qun lý trưng hc chưa đáp ng yêu cu đi mi…

Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Tiến Đt phát biu ti đim cu TP. Ảnh: N.Anh

Đó là một trong những hạn chế được Bộ GD-ĐT thừa nhận tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 diễn ra ngày 21-8.

Trên 150.000 phòng hc thiếu kiên c

Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, trong năm học 2016-2017, ngành GD-ĐT cả nước đã đạt được nhiều thành tích. Đó là kỳ thi THPT quốc gia được các địa phương, các cơ sở GD ĐH phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và tổ chức an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan, trung thực. Qua đó giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi cho thí sinh. Năm học 2016-2017, các đoàn HS VN tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học đã đạt được 31 huy chương (trong đó có 14 HCV, 13 HCB, 4 HCĐ) - kết quả cao nhất từ trước đến nay…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp trong năm học 2016 - 2017 cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đơn cử như việc quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp tại một số địa phương còn chưa phù hợp. Tình trạng thiếu trường lớp mầm non ở các tỉnh, thành phố có KCN, KCX, khu đông dân cư vẫn chưa được khắc phục; quy mô trường lớp ở một số vùng nông thôn, miền núi còn manh mún. Sĩ số HS/lớp ở một số địa phương còn cao so với quy định. Cả nước có 553.737 phòng học nhưng chỉ có 400.877 phòng kiên cố; nhất là khu vực miền núi phía Bắc số phòng học kiên cố chỉ có 69.060/112.109 phòng, Nam trung bộ có 35.649/50.291 phòng, ĐBSCL là 58.593/90.456 phòng.

Việc sát nhập các trường và điểm trường ở một số địa phương chưa được hợp lý. Ví dụ như tỉnh Yên Bái, dù chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất nhưng vẫn thực hiện việc sát nhập gây ra những bất cập khi quản lý giáo viên và HS.

Tha, thiếu giáo viên cc b

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, giáo viên dạy các môn Tin học, ngoại ngữ, nhạc họa… tiếp tục xảy ra ở một số địa phương. Trong đó, việc chuyển giáo viên phổ thông dôi dư dạy mầm non chưa qua đào tạo ở một số địa phương đã gây nên nhiều bức xúc trong ngành và xã hội. Cụ thể là tỉnh Thanh Hóa, năm học 2016-2017, nhu cầu biên chế khối THCS là 12.860 người, biên chế được giao là 13.448 người. Tuy nhiên, tổng số biên chế khối học này trên địa bàn tỉnh đang có là 14.343 người. Theo đó ngành GD-ĐT địa phương đã điều chuyển 250 giáo viên THCS xuống trường mầm non trong thời gian từ 2-3 năm. Điều này đã gây hoang mang và bức xúc trong dư luận thời gian qua.

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhấn mạnh: Năm học vừa qua, ngành GD có nhiều tiến bộ và đã đạt được nhiều thành tích đáng kích lệ. Đã xây dựng được Chương trình GD phổ thông tổng thể theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, soạn thảo chương trình từng môn học để làm cơ sở soạn thảo SGK.

Quản lý nhà nước của Bộ và cấp Sở GD-ĐT có bước tiến bộ. Cụ thể: Ban hành được nhiều văn bản, bớt được bệnh thành tích, bỏ bớt những kỳ thi và những hoạt động không cần thiết. Từng bước khắc phục những bất cập do nhiều năm dồn lại.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, ngành GD vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Thứ nhất, quản lý nhà nước, quản trị ĐH và quản trị trong các trường phổ thông, mầm non còn nhiều thứ phải làm. Hiện vẫn còn nhiều quy định cứng nhắc, có tính đồng loạt, cầm tay chỉ việc và không còn phù hợp; Thứ hai: Chúng ta bắt đầu làm chương trình SGK mới, nhưng việc triển khai còn chậm; Thứ ba:  Đâu đó vẫn còn tệ nạn bạo lực học đường; Thứ tư: Hiện tượng thừa thiếu giáo viên cục bộ; Thứ năm: Chưa dành nhiều thời gian chỉ đạo đối với GD thường xuyên.

T.Ban

Tại TP.HCM, một số quận, huyện có đông dân nhập cư cũng rơi vào tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học. Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết: Giáo viên tại TP.HCM rất mong được thuyên chuyển viên chức giữa các quận, huyện. Theo quy định, viên chức khi thuyên chuyển phải ngưng hoạt động tại nơi công tác và tuyển dụng lại nơi mới chuyển đến. Trong khi đó có những lý do rất hợp lý để giáo viên xin thuyên chuyển như thay đổi chỗ ở, lập gia đình, điều giáo viên ra  ngoại thành… Ngoài ra, đa số giáo viên tại TP.HCM được đào tạo tại các trường ĐH và CĐ sư phạm nhưng khi được tuyển dụng vào các trường MN, tiểu học thì lại bị xếp lương theo hệ Trung cấp, không được xếp theo trình độ được đào tạo. Tình trạng này dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng, khó thu hút được người giỏi vào các trường...

Để giải quyết thực trạng này, trong phương hướng nhiệm vụ năm học mới, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương phải xây dựng quy hoạch và chính sách tuyển dụng giáo viên các cấp phù hợp, tránh thừa thiếu cục bộ. Đồng thời phải phối hợp với các trường sư phạm có kế hoạch linh động về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đảm bảo đội ngũ giáo viên các cấp đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho giáo viên các cấp hoàn thiện bồi dưỡng theo yêu cầu của hạng tiêu chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo việc bổ nhiệm, thi/xét thăng hạng và xếp lương theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp…

Ngc Anh