Thứ năm, 21/9/2017, 20h56

Giải pháp ATGT cho người đi xe máy

Các phương tin d b tn thương là nhóm nhng phương tin gp ri ro cao nht khi lưu thông trên đưng như xe máy, giao thông phi cơ gii và ngưi đi b. Trong khuôn kh Hi ngh quc tế giao thông Đông Á ln th XII, Ban ATGT TP.HCM và các chuyên gia đã đưa ra nhiu gii pháp nhm nâng cao ATGT đưng b đi vi ngưi s dng các phương tin này.

Chương trình đi b an toàn cho HS đưc ngành giáo dc TP và Ban ATGT chú trng nhm to nên mt môi trưng đi b an toàn cho tr em và cng đng

Nhóm đi xe máy b TNGT nhiu nht, chiếm hơn 80%

Tại phiên đặc biệt ngày thứ 4 của hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tường (Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP) lưu ý, trong trường hợp xảy ra tai nạn, các phương tiện dễ bị tổn thương sẽ tổn thất nhiều hơn so với các loại phương tiện khác do không có lớp bảo vệ chắc chắn. Theo ông Tường, tính đến ngày 15-8-2017, TP đang quản lý 8.124.457 phương tiện, gồm 663.085 xe ô tô và 7.461.372 xe mô tô (tăng 5,82% so với cùng kỳ năm ngoái), chưa kể khoảng trên 1 triệu phương tiện các loại mang biển số các tỉnh. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, TP đã xảy ra 2.490 vụ TNGT, làm 464 trường hợp tử vong và 1.957 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2016, giảm 59 vụ (-2,31%), giảm 67 người chết (-12,62%) và giảm 107 người bị thương (-5,18%).

Trong số đó, đối tượng và phương tiện dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông bị TNGT nhiều nhất là nhóm đi xe gắn máy (chiếm 82,9%), tiếp theo là tai nạn do các phương tiện gây ra đối với người đi bộ chiếm 7,8%, giữa ô tô với ô tô chiếm tỷ lệ khoảng 3%. Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM, nguyên nhân gây TNGT chủ yếu là do ý thức chấp hành tham gia giao thông còn thấp. Trong đó, hành vi lưu thông không đúng phần đường chiếm tỷ lệ cao nhất là 15,2%, không chú ý quan sát (13,2%), tự gây tai nạn do uống rượu bia (9%), đổi hướng không đúng quy định (5,8%), xử lý tay lái kém (5,6%), vi phạm tốc độ (5,2%), bộ hành qua đường không đúng quy định (4,8%), lưu thông vào đường cấm và đường ngược chiều (2,8%),… Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác liên quan đến yếu tố hạ tầng, tổ chức giao thông và công tác xử lý vi phạm. Trong đó, phải kể đến tình trạng buôn bán lấn chiếm vỉa hè đẩy người đi bộ phải lưu thông dưới lòng đường, đèn tín hiệu giao thông không hoạt động, thiếu đèn chiếu sáng, tầm nhìn mặt đường bị hạn chế do ổ gà, ổ voi; mạng lưới vận tải hành khách công cộng phân bố không đều khiến người dân có xu hướng chọn phương tiện cá nhân (xe máy, xe đạp) để di chuyển…

Nhng gii pháp thiết thc

Để giảm thiểu tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt đối với những phương tiện dễ bị tổn thương, ông Tường cho rằng thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục ý thức tham gia giao thông từ trong gia đình, nhà trường, công sở, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, việc xử lý vi phạm giao thông phải được thực hiện nghiêm minh, rõ ràng, không để xảy ra tiêu cực; chú trọng xử lý nghiêm hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè nhằm ưu tiên giành vỉa hè cho người đi bộ. Đặc biệt, cơ quan chức năng cũng cần quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong giao thông như xây dựng hệ thống giao thông thông minh ITS, nâng cấp hệ thống trang thiết bị đèn tín hiệu, tăng cường tiện ích phục vụ người bộ hành và hành khách đi xe buýt, tiếp tục rà soát và tăng cường đảm bảo an toàn cho người bộ hành. Được biết, trong công tác đảm bảo an toàn cho người đi bộ, TP sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu bộ hành trước Bệnh viện Bình Dân và triển khai xây dựng thêm 7 cầu bộ hành khác trong năm 2017 và chú trọng cải tạo, bố trí trạm dừng tạm an toàn cho người đi bộ trên các tuyến đường như Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1), Phạm Ngọc Thạch (quận 3), Phạm Văn Chí (quận 6), Lê Hồng Phong (quận 10), Cộng Hòa ( quận Tân Bình), Trường Chinh (quận 12 và Tân Bình), Lê Văn Khương (quận 12), Nguyễn Văn Lượng và Phan Văn Trị (quận Gò Vấp),…

Nhằm góp phần xây dựng ý thức và đảm bảo an toàn cho người bộ hành, đặc biệt là các em học sinh (HS), bà Mirjam Sidik (CEO Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á AIP) cho biết, AIP đã phối hợp với cơ quan chức năng TP để tiến hành nghiên cứu nhằm thực hiện chương trình đi bộ an toàn cho HS ở 37 trường học trên địa bàn TP.HCM. Theo khảo sát ban đầu cho thấy các trường đều chưa có dải đi bộ sang đường, không có gờ giảm tốc, không có đèn tín hiệu sang đường cho người bộ hành. Do đó, AIP đang phối hợp với Ban ATGT, CSGT, các nhà tư vấn, kỹ sư và ban giám hiệu các trường học nhằm đưa ra những biện pháp tổng thể từ hạ tầng cho đến tổ chức giao thông, cung cấp kiến thức về kỹ năng đi đường an toàn cho HS. Bên cạnh đó, AIP cũng đang phối hợp với Ban ATGT và Đô thị TP.HCM khảo sát ở tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt, nơi sẽ có những tuyến xe buýt nhanh BRT trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh ý kiến của người đại diện AIP, Tiến sĩ Chang Luo (Tập đoàn Toyota Nhật Bản) đã đem đến một phương cách đảm bảo ATGT cho các phương tiện dễ bị tổn thương bằng giải pháp công nghệ của những chiếc ô tô thông minh. Theo TS Luo, ô tô thông minh sẽ góp phần giảm va chạm, giảm TNGT giữa xe 4 bánh với xe gắn máy, xe đạp và người đi bộ. Nhờ tiện ích của công nghệ thông tin, xe ô tô được thiết kế thiết bị kết nối với hạ tầng, nên tự động xác định được vị trí tương đối giữa xe ô tô với các đối tượng đi xe mô tô, xe đạp, đi bộ ở các đường ngang hoặc đi song song. Qua đó, giúp người điều khiển xe tô tô có thể chủ động nhấn phanh và giảm vận tốc trong thời điểm phù hợp để tránh gây va chạm hoặc tai nạn cho người và phương tiện cùng lưu thông. TS Luo nói rằng “Đây là giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu “Zero accident” (không có TNGT)” và nghiên cứu này đã được thí điểm ở Đài Loan (nơi thường xảy ra TNGT ở các nút giao thông). Dự kiến giải pháp này sẽ tiếp tục thí điểm ở Việt Nam, Philippines và một số nước khác trong thời gian sắp tới.

Bài, nh: Vũ Phương