Thứ sáu, 8/8/2008, 11h23

Giám đốc Sở GD-ĐT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Phan Châu Phi: “Không chủ quan tự mãn và tiếp tục phát huy những thành tựu”

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Giám đốc Phan Châu PhiNăm học 2007-2008, ngành GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) gặt hái khá nhiều thành tích xuất sắc, trong công tác “Trồng người”, N được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua, là đơn vị dẫn đầu trong khu vực miền Đông Nam bộ, được đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua. Chuẩn bị tổng kết năm học vào ngày 8-8 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học mới, Báo Giáo Dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD-ĐT, thầy Phan Châu Phi.

PV: Thưa giám đốc, thầy đánh giá khái quát, những việc đã làm được của giáo dục tỉnh nhà năm học vừa qua.

Thầy Phan Châu Phi: GD-ĐT tỉnh BR-VT, đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học do Bộ chỉ đạo. Làm tốt các mục tiêu, kế hoạch đề ra, các loại hình trường lớp được đa dạng hóa, phát triển quy mô các ngành học, bậc học, đảm bảo chỗ học cho mọi con em nhân dân. Giữ vững và nâng cao từng bước chất lượng đào tạo, xây dựng thành công mô hình nhà trường tiên tiến. Thực hiện tốt chỉ thị hai không của Bộ, bước đầu đạt hiệu quả tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội và CB, GV, CNV toàn ngành. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lớp 11 là sự nỗ lực của thầy và trò rất đáng ngợi khen. Làm được những việc trên nhờ có sự cố gắng đổi mới công tác quản lý GD từ cấp Sở cho tới các phòng, ban và các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Với sự tham mưu của Sở và được sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, năm học qua ngành đã đầu tư mạnh về CSVC cho các trường về phòng học, trang thiết bị, phòng máy vi tính, CNTT đồng bộ trong trường học… Năm học qua đã kết thúc với những thành quả cao.

Thầy cho biết những khó khăn còn tồn tại?

- Do đặc điểm địa lý, tỉnh có nhiều xã phường làm nghề đánh cá, phục vụ du lịch, dân di cư tự do đến địa phương không ổn định chỗ ở. Sĩ số học sinh có biến động, gây khó khăn cho công tác điều tra, theo dõi phổ cập giáo dục và nắm tình hình học sinh bỏ học. Trong 6 tháng cuối năm 2007 trở lại đây, tình hình ngân sách địa phương bị ảnh hưởng do lạm phát và giá cả vật liệu tăng cao, vì vậy mà những công trình xây dựng trường lớp phục vụ cho việc dạy và học không thực hiện đúng tiến độ xây dựng, không kịp đưa vào sử dụng đã ảnh hưởng tới kế hoạch năm học mới của ngành.

Từ những khó khăn trên, Sở đã có cách giải quyết và triển khai những kế hoạch cụ thể gì?

- Chúng tôi tiếp tục tham mưu cho các cấp lãnh đạo để có phương án giải quyết. Khắc phục khó khăn do lạm phát đem lại với hình thức làm đâu được đó, dù là nhỏ nhất cho ngành. Tiếp tục đầu tư CSVC, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CB, GV. Làm tốt công tác quản lý, dạy và học cho dân di cư tự do, không có chỗ ở ổn định.

Chủ đề năm học mới “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bước đầu đã có sự chỉ đạo và hành động ra sao?

- Như đã nói ở trên Sở tiếp tục đầu tư trang thiết bị, phòng học cho các trường. Đầu tư phòng máy vi tính để phát triển CNTT trong các trường, bồi dưỡng đào tạo chuyên sâu cho CB, GV chủ động nắm vững những kiến thức về CNTT. Toàn ngành tập trung đưa việc ứng dụng CNTT-TT lên mức cao hơn so với yêu cầu của Bộ. Để làm tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, theo tôi đây là một vấn đề lớn, dài lâu mới làm tốt được. Để tạo ra ngôi trường thân thiện, điều cốt yếu phải làm cho học sinh thấy yêu, quý ngôi trường các em đang theo học và mong muốn được đi học. Vậy thì trước tiên phải có cơ chế thông thoáng để người dạy thấy yên tâm gắn bó với nghề, có những con người đó mới có thể tạo ra ngôi trường thân thiện. Đầu tiên phải tạo ra ngôi trường xanh - sạch,đẹp, CSVC phải đảm bảo cho việc dạy và học. Việc làm trước là ở những ngôi trường đó, phải có nhà vệ sinh cho học sinh. Lâu nay việc này chưa được quan tâm một cách đúng đắn. Làm được việc này, tất cả các trường phải tham mưu cho các cấp lãnh đạo, hiểu tại sao phải có nhà vệ sinh cho học sinh? Khi có rồi thì phải sử dụng sao cho có hiệu quả, học sinh biết cách phải sử dụng sao cho sạch, bền.

Được biết những năm trước, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh, đạt tỉ lệ rất cao (95%). Nhưng từ năm học 2008-2009, định hướng của Sở giảm xuống còn 85-80 %. Thầy cho biết nguyên nhân tại sao lại có định hướng trên?

- Đây là vấn đề rất nhạy cảm, vì tâm lý chung ai cũng cho rằng học sinh sau khi học xong hệ THCS thì nghiễm nhiên  phải được vào học các trường THPT công lập. Vấn đề sau đó, một số em  do đã bị hổng kiến thức ở dưới, vẫn được lên lớp (do bệnh thành tích) không theo kịp trình độ chung của cấp học, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, hoặc thi trượt tốt nghiệp. Từ đó phụ huynh và học sinh không định hướng được tương lai cho mình. Từ năm học trước Sở đã có văn bản chỉ đạo các phòng ban, kết hợp cùng các cấp ủy Đảng và các phương tiện truyền thông, tuyên truyền, phân tích tới các bậc phụ huynh và học sinh hiểu được định hướng chung của toàn ngành. Để các em và phụ huynh an tâm khi cho con vào học tại các trung tâm dạy nghề hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, Sở đã chỉ đạo các trung tâm này tu sửa CSVC, trường lớp và xây dựng cơ sở mới. Vấn đề thiếu hụt giáo viên chúng tôi cho cơ chế được tuyển giáo viên cơ hữu hoặc mời giáo viên của các trường THPT vào giảng dạy, bản thân các thầy cô cũng phải có trách nhiệm giảng dạy, tại các trung tâm này.

Chuẩn bị bước vào năm học mới 2008-2009, thầy có mong ước gì với toàn ngành giáo dục tỉnh nhà?

- Quan trọng nhất đó là sự nghiệp giáo dục ổn định và phát triển một cách bền vững. Tiếp tục thực hiện hiệu quả và hiệu quả hơn nữa cuộc vận động hai không và tôi tin rằng sự gắng sức hết mình của thầy và trò tỉnh BR-VT trong năm học tới tỉ lệ tốt nghiệp THPT, thi CĐ và ĐH của học sinh sẽ đạt thành tích cao hơn nữa. Qua đây tôi cũng như ngành GD-ĐT xin được tri ân tới Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các mạnh thường quân đã luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời cũng như ủng hộ về vật chất, tinh thần cho ngành giáo dục.

Xin cám ơn thầy!

Quang Huy