Thứ ba, 12/6/2018, 23h03

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Xây dựng nội dung phù hợp, liên thông

Giáo dc k năng sng (GDKNS) nhm trang b nhng KN đ hc sinh (HS) biết cách gii quyết, vưt qua khó khăn. Tuy nhiên, hot đng GD này hin thiếu đng nht, chưa bám sát ni dung, cp nht thông tin chm... khiến hiu qu công tác t chc chưa cao.

Hin nay hot đng GDKNS cho HS vn còn mang tính hình thc, chưa đt hiu quẢnh: M.P

Thực trạng này được nêu ra tại hội nghị định hướng công tác GDKNS trong trường học do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 12-6.

Thi lưng dành cho GDKNS còn ít

Nổi cộm những sự việc bất thường trong GD xảy ra gần đây là HS bạo lực, tự tử do thiếu KN vượt qua những áp lực cuộc sống, học tập.

ThS tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao - Trường ĐH Sài Gòn - chia sẻ, GDKNS phải để HS biết áp lực, nguyên nhân, hệ quả và cách vượt qua. Điều này đòi hỏi cả một quá trình bao gồm hệ thống KN nhưng hiện nay thời lượng dành cho GDKNS quá ít, mới chỉ dừng lại ở vài buổi trên lớp. Chưa kể, công tác tổ chức chưa nhất quán, mỗi nơi mỗi kiểu. Có những GV lấy tư liệu GDKNS từ internet, nhưng lại không biết cách triển khai hiệu quả, bởi giáo án xây dựng phải phụ thuộc vào mục tiêu, đối tượng và bản lĩnh người thực hiện.

Tại TP.HCM, năm học 2017-2018, hoạt động GDKNS ở nhiều quận, huyện có sự chuyển biến sâu sắc, đã có sự chỉ đạo, phối hợp, chuyển giao, lồng ghép tổ chức... Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT - thì, công tác này còn nhiều hạn chế.

“Một số đơn vị không tham gia đầy đủ công tác triển khai, không nắm được tinh thần các thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT, UBND TP, Sở GD-ĐT TP dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ mục đích, yêu cầu. Không cập nhật kịp thời thông tin, chưa bám sát nội dung khiến công tác triển khai thiếu phù hợp, chưa hiệu quả”, ông Minh cho biết.

Cũng theo ông Minh, GDKNS vẫn diễn ra tại lớp, tập trung kiến thức, ít tính tương tác và không tạo được hứng thú cho HS. Ngay trong thang điểm đánh giá mà Sở GD-ĐT TP xây dựng, mục tiêu hướng đến 100% HS đạt 4 KN tự vệ; thoát nạn thoát hiểm; chăm sóc sức khỏe sinh sản và dạy cho HS biết quyền trẻ em nhưng vẫn có những đơn vị chưa quan tâm...

Phi đưa GDKNS vào kế hoch năm hc

Nghiên cứu từ nhiều chuyên gia tâm lý cho thấy, số đông HS lo lắng ở nhiều mức độ khác nhau đối với mối quan hệ gia đình, bạn bè, GV, tâm lý cá nhân hay hướng nghiệp... dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tâm thần. Chỉ tính riêng áp lực học đường có đến 6 nguyên nhân. Trong đó, áp lực bài vở chiếm trên 60%, từ GV gần 40%, nhà trường hơn 20%, bạn bè trên 5%...

TS. Nguyễn Thị Bích Hồng - Khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng, việc nhận diện kịp thời các khó khăn tâm lý có thể xảy ra và hỗ trợ HS một cách có hệ thống, khoa học cần được bổ sung vào các nhiệm vụ GD trong thời đại hiện nay. Theo đó, ban giám hiệu phải có sự chỉ đạo lực lượng GD phối hợp với nhau, thiết lập mạng lưới hỗ trợ sức khỏe tâm thần các thành viên trong nhà trường, trong đó công tác tư vấn tâm lý học đường có vai trò đầu mối mạng lưới. Bản thân GV phải tăng cường giám sát mối quan hệ trong lớp cũng như các biểu hiện tâm lý của HS để kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong các mối quan hệ của HS hoặc hỗ trợ các em khi gặp khó khăn.

Về vấn đề này, bà Quỳnh Giao kiến nghị, nhà trường nên dành nhiều thời gian tổ chức GDKNS dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngành GD-ĐT cũng phải tập huấn KN cho GV để có sự đồng bộ trong tổ chức. Và không quên lan tỏa trách nhiệm này đến gia đình HS để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Sở GD-ĐT, năm học 2018-2019, hoạt động GDKNS tập trung vào 5 KN cho HS. Đó là KN tự phục vụ; thoát nạn thoát hiểm; đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống; điều chỉnh quản lý cảm xúc; tự nhận thức và đánh giá bản thân.

Qua đó, ông Minh yêu cầu các đơn vị phải quan tâm thực hiện, nghiên cứu kỹ các thông tư, văn bản và tham mưu Sở GD-ĐT kịp thời để có những chỉ đạo sát sao. Hoạt động tổ chức cần hướng đến tăng cường tương tác, tạo sự hứng thú cho HS.

Phát biểu kết luận hội nghị, bà Bùi Thị Diễm Thu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT - chỉ đạo, phải nâng cao nhận thức GDKNS trong toàn đơn vị từ lãnh đạo, GV, HS cũng như phối hợp với gia đình HS. Thông báo, định hướng hoạt động trong các buổi họp phụ huynh HS đầu năm nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền. Xây dựng nội dung GD phải phù hợp với lứa tuổi, có tính liên thông. Đặc biệt trong năm học 2018-2019, các trường tổ chức 2 buổi/ngày phải thiết kế nội dung GDKNS ở buổi 2, đưa vào kế hoạch năm học và Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra. Nếu GDKNS có thu phí phải công khai, minh bạch và đạt sự đồng thuận từ phụ huynh HS. Những trường học có HS khó khăn, HS học hòa nhập cũng phải có chính sách, kế hoạch thực hiện để tất cả HS cùng tham gia.

Cũng theo bà Thu, hiện nay GDKNS mới chỉ thực hiện tốt ở bậc MN, TH. Còn THCS, THPT làm chưa hiệu quả. Do đó, phòng GD-ĐT quận, huyện phải có trách nhiệm triển khai, tổng kết, kiểm tra, giám sát cơ sở thực hiện. Hiện có hơn 70 cơ sở GDKNS được cấp phép thực hiện, địa phương cũng nên tạo điều kiện để nhà trường phối hợp tổ chức. Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm đến tính pháp lý, đội ngũ, chất lượng...

Minh Phương