Thứ bảy, 24/3/2018, 22h54

Giáo dục mầm non ngoài công lập: Cứ kiểm tra là thấy... sai phạm

y ban MTTQVN huyn Hóc Môn (TP.HCM) va t chc Hi ngh chuyên đ “Gii pháp nâng cao hiu qu công tác qun lý Nhà nưc đi vi hot đng ca các cơ s giáo dc mm non (GDMN) ngoài công lp (NCL), nhóm tr gia đình (NTGĐ) trên đa bàn”.

Đi biu nêu lên thc trng ca GDMN NCL và NTGĐ trên đa bàn huyn Hóc MônẢnh: Y.Hoa

Tại đây, bà Trần Thị Yến Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Hóc Môn - cho biết, hiện tại trên địa bàn huyện có 219 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập và 36 hộ giữ trẻ gia đình, đáp ứng trên 50% nhu cầu gửi trẻ trong độ tuổi MN của huyện (gần 13 ngàn trẻ). Tuy nhiên, mặt tồn tại của những cơ sở GDMN NCL và NTGĐ trong những lần giám sát thường là thiếu giáo viên, giáo viên chưa đủ tay nghề nuôi dạy trẻ, nhận quá số trẻ quy định.

“Do vậy, việc đẩy mạnh, nâng cao khâu kiểm tra, giám sát của công tác quản lý Nhà nước trong việc tạo cho trẻ môi trường học tập lành mạnh, an toàn, bên cạnh đảm bảo việc mở rộng xã hội hóa GD trong toàn dân là rất quan trọng”, bà Ngọc nhấn mạnh.

Xuất phát từ thực tế trong những lần kiểm tra giám sát đều phát hiện vi phạm “không lớn thì nhỏ” tại các cơ sở GDMN NCL và NTGĐ trên địa bàn xã Bà Điểm, ông Nguyễn Hữu Linh - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Bà Điểm - cho rằng, cần phải siết chặt khâu hậu kiểm tra những vấn đề đã vi phạm tại các cơ sở đó; niêm yết công khai cho người dân biết những cơ sở nào không đảm bảo về cơ sở vật chất (dụng cụ học tập, vui chơi cho trẻ thiếu thốn, cũ kỹ), không đảm bảo về vệ sinh (nhà vệ sinh) và an toàn thực phẩm.

Cùng chung nhận định trên, bà Trương Lê Ngọc Lê - Phó Bí thư Thường trực xã Tân Xuân - cho biết, thực trạng của các NTGĐ, các lớp mẫu giáo NCL hiện nay là không đảm bảo về chuyên môn, điều kiện. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng chủ cơ sở đối phó với đoàn kiểm tra như giấu bớt trẻ, cho nghỉ bớt trẻ trong ngày có đoàn kiểm tra.

“Cần phải mạnh dạn, quyết liệt hơn trong khâu giám sát, nhất là với những trường hợp đối phó. Đình chỉ những nhóm trẻ tái vi phạm, không khắc phục. Song song đó, cần có sự phối hợp của các cơ sở MN công lập trong việc hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo NCL”, bà Lê đề xuất.

Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về GD trên địa bàn, bà Đặng Thị Xuân Mai - Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn - thông tin, so với năm 2017, năm 2018, Phòng GD-ĐT huyện đã quyết liệt hơn trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở GDMN NCL, NTGĐ. Tuy vậy đã phát sinh thêm nhiều nhóm trẻ nhỏ lẻ do nhu cầu của người dân.

“Trong thời gian tới, Phòng GD-ĐT huyện sẽ tăng cường hậu kiểm tra những nội dung đã kiểm tra. Tăng cường công tác tuyên truyền trong dân để dân giám sát, kiểm tra. Kiên quyết giải thể những nhóm trẻ không đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất. Đặc biệt, sẽ có hướng tham mưu trong khâu tuyển sinh đầu năm để hạn chế phát sinh số lượng trẻ tại những cơ sở MN NCL, các NTGĐ”, bà Mai khẳng định.

Nhấn mạnh công tác xã hội hóa GD là việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, song theo ông Trần Văn Công - Phó ban VHXH, Ủy ban MTTQVN TP.HCM - thì vấn đề quan trọng là phải giám sát như thế nào để xã hội hóa GD đạt hiệu quả tốt nhất.

“Mặt trận các cấp cần phải nắm dư luận xã hội, những bức xúc của người dân trên địa bàn bằng cách tạo ra những hòm thư góp ý, ghi nhận ý kiến của người dân. Cần có những chính sách hỗ trợ giáo viên, bảo mẫu công tác tại các cơ sở GDMN NCL, NTGĐ như hỗ trợ thẻ BHYT để họ yên tâm công tác”, ông Công nói.

Yến Hoa