Thứ năm, 26/7/2018, 21h53

“Giây phút vàng” cứu người bị nạn ở hầm vượt sông

Va qua, Trung tâm Qun lý đưng hm sông Sài Gòn và Trung tâm Cp cu 115 TP.HCM đã ký kết quy chế phi hp trong công tác sơ cp cu TNGT xy ra ti đưng hm sông Sài Gòn trong thi gian sp ti. Đây là gii pháp d phòng va góp phn làm gim đến mc thp nht thit hi v ngưi, va góp phn nhanh chóng gii ta ùn tc khi xy ra s c đưng hm vưt sông.

“Giây phút vàng” không ch cu ngưi b nn, mà còn góp phn gii ta ùn tc khi xy ra TNGT  hm vưt sông

Lưu lưng đông, đ phòng nguy cơ TNGT

Hầm vượt sông Sài Gòn là công trình hầm dìm vượt sông đầu tiên của Việt Nam, được đưa vào sử dụng từ ngày 20-11-2011, tạo sự thông thương trên tuyến đại lộ Đông - Tây và kết nối quận 2 với quận 1. Chính sự nối kết này đã thúc đẩy lưu lượng phương tiện lưu thông ngày một tăng. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, trong năm 2016, trung bình mỗi ngày có khoảng 37.500 lượt xe ô tô và 230.000 lượt xe gắn máy lưu thông qua hầm. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên đáng kể trong năm 2017 với khoảng 47.500 xe ô tô và 270.000 xe gắn máy lưu thông qua đường hầm mỗi ngày. Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho biết nguyên nhân tăng lưu lượng lưu thông là do kể từ khi đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được kết nối với đại lộ Đông - Tây qua nút giao thông An Phú (quận 2), thì hầm vượt sông Sài Gòn trở thành tuyến giao thông huyết mạch để người dân ra vào trung tâm TP.

Theo khuyến cáo của Sở GTVT TP.HCM, hầm vượt sông Sài Gòn được thiết kế nằm sâu dưới lòng sông Sài Gòn (cách 20 mét so với mặt nước, chỗ sâu nhất là 27 mét), lưu lượng phương tiện qua hầm mỗi năm mỗi tăng nên vấn đề đảm bảo an toàn cho công trình, cũng như vấn đề trật tự ATGT bên trong hầm là điều rất quan trọng. Theo quy định xe ô tô được phép lưu thông qua hầm với tốc độ 60km/h, khoảng cách giữa các phương tiện là trên 30 mét, tuy nhiên trong thời gian qua đã xảy ra một số vụ tai nạn do tài xế không tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện. Hành vi vi phạm khoảng cách an toàn này chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn liên hoàn giữa các xe ô tô, làm lật xe tải, gây hư hại dải phân cách trong thời gian qua.

Trong nhng trưng hp khn cp có liên quan đến s c giao thông  đưng hm sông Sài Gòn, ngưi dân có th liên h qua các đưng dây nóng đ đưc h tr kp thi. Trong đó gm s 028.3915.3915 (đưng dây nóng Trung tâm Qun lý đưng hm sông Sài Gòn); 0908.270.179 (ông Lê Minh Triết - Giám đc Trung tâm Qun lý đưng hm sông Sài Gòn); 0908.011.981 (bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyn Duy Long - Giám đc Trung tâm Cp cu 115).

Nói về các vụ tai nạn trong đường hầm, không thể không kể đến vụ xảy ra vào ngày 16-1-2018 do xe ô tô (BKS 51A - 548.65) gây ra. Được biết, khi phương tiện này đang lưu thông trong đường hầm (hướng từ quận 2 sang quận 1) thì bất ngờ tông vào đuôi ô tô chạy cùng chiều. Cú hích này làm cho xe ô tô bị tông lao tới tông tiếp vào một ô tô khác. Tai nạn liên hoàn khiến cho cả 3 phương tiện bị hư hỏng, giao thông qua khu vực cũng bị ùn ứ kéo dài. Phải mất hơn 20 phút lực lượng chức năng mới đưa được các xe va chạm ra khỏi hầm để giải tỏa ùn tắc. Không chỉ gây hư hại về phương tiện, đường hầm sông Sài Gòn cũng từng xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng gây thương vong về người vào ngày 19-4-2016. Vụ việc xảy ra khi 5 công nhân đang làm vệ sinh trong đường hầm, thì bị chiếc xe tải loại 1,5 tấn lao nhanh vùn vụt đụng phải. Vụ tai nạn khiến 1 người chết và 4 người bị thương nặng. Để khắc phục sự cố, lực lượng chức năng đã phải phong tỏa hướng về trung tâm gần 3 tiếng đồng hồ, gây khó khăn cho việc lưu thông của các phương tiện ở trong hầm cũng như các hướng khác.

“Giây phút vàng” sơ cp cu ngưi b nn

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thương vong về người, vào ngày 18-7 vừa qua, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn đã ký kết cơ chế phối hợp với Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM. Ông Lê Minh Triết (Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn) cho biết, theo biên bản ký kết, hai bên có trách nhiệm phối hợp trong công tác cấp cứu TNGT và hỗ trợ giải tỏa ùn tắc một cách chặt chẽ và kịp thời khi có sự cố xảy ra. Theo kế hoạch, Trung tâm Cấp cứu 115 sẽ huấn luyện nghiệp vụ sơ cấp cứu cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn với tiến trình ít nhất 1 năm 1 đợt (từ 2 đến 5 ngày). Trong quá trình làm việc, hai đơn vị sẽ trao đổi thông tin, cung cấp số điện thoại đường dây nóng và cử nhân sự có trách nhiệm tiếp nhận thông tin một cách thường xuyên.

Trong trường hợp phát hiện có TNGT, trưởng ca điều hành và kiểm soát giao thông của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn sẽ thông báo ngay cho Trung tâm Cấp cứu 115 biết. Trong khi chờ Trung tâm Cấp cứu 115 TP nhanh chóng tiếp cận hiện trường để thực hiện công tác cấp cứu (và vận chuyển an toàn nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa phù hợp), thì nhân viên (đã được huấn luyện) của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn sẽ lập tức có mặt tại hiện trường để tiến hành sơ cấp cứu ban đầu, nhằm giành những “giây phút vàng để cứu người bị nạn”. Theo ông Triết, lực lượng của hai đơn vị không chỉ phối hợp trong công tác giành những “giây phút vàng” cứu người bị nạn, mà còn điều phối nhân viên bảo vệ hiện trường. Đồng thời trung tâm cũng sẽ cấp báo cho các lực lượng 113, 114 để bảo đảm an ninh trật tự, cứu hộ - cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, phân luồng giao thông nhằm tạo hướng vận chuyển nạn nhân được thuận lợi và hạn chế ùn tắc một cách tích cực nhất. Trong phương án lâu dài, dự kiến định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn và Trung tâm Cấp cứu 115 TP sẽ tổ chức họp sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện và nỗ lực rút kinh nghiệm nhằm giúp công tác phối hợp ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

Đinh Vũ