Thứ năm, 14/9/2017, 21h47

Giờ học ngoại khóa thiết thực, bổ ích

Nâng cao cht lưng dy và hc đi vi môn giáo dc công dân bng nhng hot đng ngoi khóa sinh đng là cách làm mà Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) đang thc hin. T đó các em hc sinh yêu thích môn hc này hơn.

Phiên tòa xét x lưu đng b cáo Vương Thế Phát ti Trưng THPT Nguyn Du

Hc sinh đi mưa theo dõi phiên tòa lưu đng

Ngày 14-9, tại Trường THPT Nguyễn Du, TAND Q.10 đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động công khai các vụ án cố ý gây thương tích, buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Thực tế cho thấy, một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động. Chính vì điều đó, sự chung tay phối hợp giữa Trường THPT Nguyễn Du và TAND Q.10 đã góp phần làm sinh động hoạt động ngoại khóa môn giáo dục công dân cho học sinh của trường.

Câu chuyện của bị cáo Vương Thế Phát (SN 1998) là lời cảnh tỉnh cho những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường đừng vì một phút bồng bột mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Theo đó, vì mâu thuẫn cá nhân, Phát đã dùng xăng tạt vào nhóm bạn của Nguyễn Phan Xuân Thiện (học sinh Trường THPT Diên Hồng), sau đó dùng lửa đốt Thiện, gây thương tích cho em 22%. Khi phạm tội, Phát vừa mới bước qua tuổi 17. Nghỉ học sớm, thiếu sự quan tâm của gia đình, vì một lời thách thức nhau qua facebook mà Phát đánh mất 3 năm tuổi trẻ của mình sau song sắt nhà tù. Những lời ăn năn, hối hận của Phát trước vành móng ngựa không thể làm giảm mức án cho em. Đó là cái kết mà Phát phải nhận cho một phút nông nổi của mình. Suốt phiên tòa xét xử Phát, nhiều học sinh chăm chú lắng nghe dù thời tiết không thuận lợi.

Huỳnh Trang (học sinh Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em và nhiều bạn được theo dõi một phiên tòa lưu động với người thật, việc thật. Những bản án thích đáng dành cho người phạm tội thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, giúp chúng em rút ra bài học trong việc sử dụng mạng xã hội facebook, trong các mối quan hệ với bạn bè. Đây còn là môi trường thực tiễn để chúng em hiểu được các bước tiến hành của một phiên tòa xét xử lưu động”.

Trong khi đó, vụ án xét xử hai bị cáo Trần Diệu Cường và Hoàng Thụy Hoài Thương về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy lại là một minh chứng rõ ràng về người thật, việc thật để các em học sinh hiểu được mối nguy hại của việc mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Các bị cáo đều bỏ học giữa chừng, vì thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm của gia đình nên đã dẫn đến hành vi phạm tội.

Tăng tính sinh đng cho tiết hc ngoi khóa

Trước tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn giáo dục công dân cần phải được nhà trường chú trọng. Hơn thế nữa, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Nhiều học sinh chỉ xem môn giáo dục công dân là môn phụ nên dẫn đến sự lơ là. Đặc biệt, chương trình môn giáo dục công dân hiện nay nặng về kiến thức, ít có sinh hoạt ngoại khóa, càng ít hơn việc bồi đắp và trau dồi kỹ năng sống, những phép ứng xử thích ứng giữa đời thường.

Việc đưa phiên tòa xét xử lưu động vào trường học mang nhiều ý nghĩa, tăng tính sinh động cho hoạt động ngoại khóa của môn giáo dục công dân. Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ: “Giáo dục công dân không thể là những bài học lý thuyết máy móc. Khi kết hợp với TAND Q.10 để đưa những vụ án xét xử lưu động vào nhà trường, chúng tôi mong học sinh có những giờ ngoại khóa môn giáo dục công dân thiết thực, bổ ích; giúp các em hiểu được tiến trình xét xử của một vụ án, vai trò của thẩm phán, chủ tọa… Chúng tôi hy vọng những hoạt động ngoại khóa này sẽ mang lại hiệu quả tích cực để nhà trường có những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân cho học sinh như sân khấu hóa phiên tòa, thực hiện phiên tòa giả định…”.

Có thể khẳng định rằng, muốn học sinh yêu thích môn giáo dục công dân đòi hỏi người thầy phải có những vận dụng sáng tạo để giờ học môn này không khô cứng. Những tri thức rút ra từ môn học là hành trang vô cùng cần thiết để các em có thể trở thành những công dân tốt trong tương lai.

Bài, nh: Yên Hà