Thứ năm, 20/7/2017, 23h11

Giúp trẻ vị thành niên ứng phó với stress

Trong cuc sng xã hi hin đi, tr v thành niên (VTN) phi đi mt vi không ít nhng khó khăn, tr ngi. Các em không ch đương đu gii quyết nhng th thách trong hc tp, trong quan h gia đình, quan h bn bè, mà còn phi đương đu vi nhng áp lc t phía xã hi, t nhng vn đ phc tp mà tr tiếp nhn hàng ngày.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Nhng áp lc mà tr VTN đi mt

Trước hết, đó là những căng thẳng, lo lắng do gặp những tình huống bất thường hàng ngày. Ngày nay, xã hội có nhiều biến động khiến trẻ em ngày càng phải đối mặt với những hoàn cảnh bất thường nằm ngoài khuôn khổ của gia đình và quan hệ bạn bè. Những tình cảnh ngoài mong muốn này ngày càng đa dạng và xảy ra rất bất ngờ như bị bắt nạt, bị trấn lột, chứng kiến cảnh bạn bè, người thân bị người ngoài đánh đập, đe dọa… Đây là những tình huống xảy ra ngẫu hứng và ngoài dự tính của trẻ nên để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn các em. Nếu rơi vào tình huống như vậy, trẻ rất dễ bị căng thẳng, hoang mang, không làm chủ hành vi của mình. Cùng với đó, là những căng thẳng, mệt mỏi từ học tập như không biết cách học bài hiệu quả, học kém hơn bạn, bị cô giáo phê bình vì không chú ý đến học tập… Đối với trẻ VTN, học tập là hoạt động chủ đạo, chi phối đến toàn bộ hoạt động khác của trẻ. Do đó, áp lực từ việc học hành như khối lượng bài tập phải làm, điểm số, kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô khiến trẻ chịu đựng một áp lực nặng nề mà nếu gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ kịp thời sẽ để lại hệ lụy xấu trong cuộc đời của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì mức độ stress càng nặng bởi các em chưa có nhiều sự va chạm ngoài xã hội, chưa được trang bị kỹ càng những kỹ năng để ứng phó với những vấn đề gặp phải hàng ngày.

Nhng cách ng phó ca tr

Đương đầu bằng nhận thức, suy nghĩ: Tùy theo đặc điểm tâm lý của mỗi trẻ có cách ứng phó khác nhau trước những tình cảnh cũng như tác nhân gây hoang mang, căng thẳng. Nếu là trẻ mạnh mẽ, linh hoạt chúng sẽ lý giải các vấn đề theo chiều hướng tích cực, tìm cách giải tỏa có lợi cho bản thân. Nhưng nếu trẻ là người yếu đuối, nhút nhát trẻ sẽ lo lắng, đổ lỗi cho hoàn cảnh, lãng tránh, lo sợ. Trạng thái này càng kéo dài sẽ khiến trẻ càng bất lực khi đối mặt với khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Đương đầu bằng cảm xúc, tình cảm và hành động: Khi rơi vào trạng thái stress, trẻ sẽ đấu tranh các dòng cảm xúc bên trong cơ thể, các rung cảm thể hiện ra bên ngoài, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm và tìm cách ứng phó hiệu quả nhất, cố gắng không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nếu trẻ có những cảm xúc tích cực sẽ là động lực nâng đỡ các hành động của trẻ theo hướng khẩn trương và quyết liệt hơn. Trước những tình cảnh bất ngờ, ngoài dự định của trẻ, chúng sẽ trở nên tỉnh táo, nhạy bén, xử lý tốt các tình huống. Hướng tích cực chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ VTN được chuẩn bị tâm lý tốt. Các em có những phẩm chất tâm lý phù hợp để có đủ khả năng vượt qua những tác động mạnh mẽ của tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu trẻ có những cảm xúc tiêu cực sẽ tạo nên những mệt mỏi quá mức về thể lực và tinh thần, những hoạt động tâm lý không bình thường: các phản ứng không chủ định, cử động thiếu chính xác, các quá trình tâm lý nhận thức bị rối loạn (chú ý bị suy yếu, trí nhớ giảm sút, đánh giá hoàn cảnh thiếu tỉnh táo). Sự chuẩn bị không tốt về tâm lý, bị bất ngờ trước các tình huống bất trắc, có hại cho bản thân, có thể làm cho trẻ VTN rơi vào trạng thái sợ hãi, kinh hoàng, bỏ chạy, mất khả năng làm chủ.         

Các cách trẻ ứng phó để chế ngự nỗi lo lắng, hoang mang trong lòng có mối quan hệ mật thiết với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách của trẻ VTN. Hiệu quả của các cách ứng xử để đối mặt với các tác nhân gây stress thể hiện ở chỗ trẻ có lấy lại được sự an toàn và cân bằng tâm lý nhằm giảm mức độ căng thẳng thể hiện trong việc trẻ thay đổi trạng thái trầm cảm, lo lắng… Đối với những trẻ khi gặp stress đã tự ti, chạy trốn, né tránh, tự dối mình trong các trường hợp và hạ thấp các khả năng của mình… rất cần sự quan tâm, gần gũi kịp thời của cha mẹ để trẻ nhanh chóng hòa nhập tự tin vào xã hội. Gia đình cần phối hợp kịp thời với nhà trường để hình thành cho các em những kỹ năng kiểm soát hành vi bản thân, tìm kiếm lời khuyên, lên kế hoạch đối mặt ứng phó chủ động với các tác nhân gây stress. Quan trọng nhất là giúp các em có được sự an toàn và cân bằng tâm lý để sẵn sàng đối mặt với những vấn đề trong tương lai.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)