Thứ năm, 16/11/2017, 10h37

“Gươm lạc giữa rừng hoa”

“Thy tôi hc ngành giáo dc đc bit, không ít bn bè ngc nhiên hi hc xong liu s làm gì khi ngành này không ph biến, ít ngưi biết đến và ngay chính quê hương chưa có trưng hc dành riêng cho tr khuyết tt (TKT) đ mà công tác. Hơn na, xưa nay giáo viên (GV) dy TKT là n gii, còn bn thân là nam thì nên hc toán, lý, hóa, hoc các môn ph biến khác. Hiu điu đó nhưng t lâu tôi đã mun hc giáo dc đc bit ch đ sau này có th giúp đ, chia s vi em trai và TKT khác nên vn gi quyết tâm”, thy Nguyn Lê Anh Vũ, GV Trưng Chuyên bit Tương Lai (Q.3) k v câu chuyn ca mình.

Thy giáo Anh Vũ (bìa trái) bên hc trò ca mình (hình nhân vt cung cp)

Hc trò ngc nhiên, ph huynh không thích

Thầy Vũ năm nay 32 tuổi, quê ở Bình Thuận. Ý định theo đuổi công việc dạy TKT nhen nhóm từ khi còn học THCS, mặc dù thầy Vũ cũng có niềm đam mê thể thao, quân đội.

“Ngày nhỏ sống với cô ruột cùng một người em bị bại não. Hàng ngày chăm em, tôi cảm nhận những khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống mà TKT đối diện. Cơ hội giao tiếp, phát triển kỹ năng, hòa nhập xã hội... chỉ quanh quẩn trong nhà. Em tôi vẫn có thể học hòa nhập nhưng trường lớp lúc bấy giờ không có, trường bình thường thì không nhận. Chợt nghĩ nếu như có ngôi trường dành cho TKT thì cuộc sống em tôi sẽ khác hơn. Mặt khác, trong gia đình cũng có truyền thống nghề giáo nên tôi quyết định tìm hiểu, theo học chuyên ngành giáo dục đặc biệt để sau này có thể giúp đỡ đứa em trai, giúp cho những TKT khác”, thầy Vũ chia sẻ.

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp THPT, chàng HS tỉnh lẻ quyết định khăn gói thi vào Trường CĐ Sư phạm TW TP.HCM. Năm 2009 thầy Vũ tốt nghiệp. Đúng như những gì mà bạn bè từng hỏi học ra làm gì khi mà ngành nghề này chưa phát triển, thầy Vũ đã không thể về quê tìm việc vì chưa có trường dành cho TKT. Thôi thì đã học, đã theo đuổi nên dù có làm ở đâu cũng là cống hiến. Thầy Vũ quyết định ở lại Sài Gòn vì so với các vùng miền khác, thành phố có nhiều TKT, song song đó học nâng cao chuyên môn ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Ngay ngày đầu nhận nhiệm sở về giảng dạy tại Trường Chuyên biệt Tương Lai (Q.1), thầy Vũ đã có những trải nghiệm đáng nhớ. Vừa bước vào lớp, học trò ồ lên vì GV hôm nay là thầy chứ không phải là cô. Giờ học hôm đó, thầy Vũ phải dành nhiều thời gian cho các em làm quen hơn là học. Đến trưa, các em vẫn to nhỏ bàn tán, nhiều em vẫn lén trộm nhìn với ánh mắt tò mò. Sau 3 năm gắn bó, thầy Vũ chuyển sang giảng dạy tại Trường Chuyên biệt Thảo Điền (Q.2). Và lần này, thầy lại đối diện với phản ứng của phụ huynh chứ không phải học sinh. Một số phụ huynh ái ngại, không muốn để con em mình vào học lớp thầy Vũ, cũng chỉ vì xưa nay trẻ quen với sự chăm sóc, dạy dỗ của các cô.

Thực ra, ở bất kỳ phản ứng nào của học sinh hay phụ huynh đều không gây khó khăn cho thầy Vũ bởi thầy đã trải qua thời kỳ học cao đẳng. Lớp có khoảng 30 sinh viên thì chỉ có 4 sinh viên nam. Nhiều phân môn đòi hỏi sự khéo léo của nữ giới bắt buộc thầy cũng phải cố gắng hoàn thành. Có không ít lần rơi vào tình huống khó xử, bối rối nhưng nghĩ lại, nghề nào chẳng là nghề, nữ làm được thì bản thân cũng phải làm được. Cứ như vậy, thầy Vũ vượt qua khó khăn. Và khi đi dạy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thầy luôn làm hết mình, tận tâm, vận dụng những phương pháp nuôi, dạy phù hợp với tâm lý, độ tuổi của trẻ nên chỉ sau 1 tuần, các em trở nên quen và quý mến, xem thầy như anh trai. Phụ huynh cũng trở nên tin tưởng, yên tâm.

Hiện tại thầy Vũ đang dạy học tại Trường Chuyên biệt Tương Lai (Q.3) được gần 3 năm. Cũng bởi xưa nay ít GV nam nên ở bất kỳ ngôi trường nào, thầy luôn nhận được nhiều sự ưu ái của các cô trong các công việc, hoạt động phong trào mà đòi hỏi sự khéo léo. Nhưng đổi lại, mọi công việc cần có nam giới cáng đáng, thầy không nề hà xắn tay vào. Các ngày Quốc tế Phụ nữ, Phụ nữ Việt Nam... thầy cũng không ngại vào bếp nấu ăn cho các cô giáo. Cũng vì thế, các đồng nghiệp nữ luôn trêu thầy là “gươm lạc giữa rừng hoa”.

Mun thay đi đnh kiến xã hi

Công việc của GV dạy TKT bắt đầu 7 giờ sáng và ra về lúc 5 giờ chiều. So với dạy học sinh lớp thường đã vất vả thì dạy TKT vất vả đến hơn nhiều lần. Trẻ có nhiều dạng tật tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ, cảm xúc, down, chậm nhớ, mau quên... khiến GV luôn phải đối diện với những tình huống mất kiểm soát bản thân, không thích học, thậm chí cắn, cào cấu của trẻ. Đa số trẻ độ tuổi học sinh THCS nhưng suy nghĩ, hành vi chỉ như một học sinh lớp 1.

Nắm bắt được vấn đề, lại có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về các dạng tật tăng động mất kiểm soát, tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ... từ thời sinh viên, thầy Vũ không chỉ chăm sóc, nuôi dạy mà còn hỗ trợ can thiệp, điều chỉnh hành vi thông qua thay đổi hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt thầy đã đẩy mạnh hoạt động ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện cho trẻ hào hứng khám phá thực tế, tăng kỹ năng sống để hòa nhập xã hội tốt hơn.

Những sáng kiến của thầy Vũ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục khuyết tật nên được ngành đánh giá cao. Năm 2016-2017, trong cuộc thi GV dạy giỏi (bậc học khuyết tật), thầy Vũ là GV nam duy nhất tham dự trong số 32 GV khác và cũng là người giành giải thưởng cao nhất.

Thấm thoát 7 năm gắn bó 3 ngôi trường chuyên biệt. Mỗi ngôi trường để lại cho thầy không ít trải nghiệm trong công việc, cuộc sống đan xen khó khăn, niềm vui. Đôi khi không tránh được mệt mỏi, áp lực, thầy Vũ cũng tự hỏi liệu mình đã chọn đúng ngành nghề. Thế nhưng suy nghĩ ấy chỉ vụt qua tức thời. Bởi cứ nghĩ đến nhiều đứa trẻ được can thiệp, thay đổi hành vi, hòa nhập xã hội tốt và nhiều em tự chăm còn học nghề, nuôi sống bản thân, thường xuyên nhắn tin hỏi thăm là động lực khiến thầy quên đi mệt nhọc, áp lực.

Thầy Nguyễn Lê Anh Vũ trăn trở: “Làm sao để thay đổi định kiến của xã hội về việc dạy trẻ mầm non, TKT chỉ phù hợp với GV nữ. Điều này vô tình tạo rào cản cho nam giới khi có ý định tham gia. Hoặc khi tham gia cũng có những khó khăn nhất định mà bản thân thầy từng gặp phải. Trong khi đó, trẻ mắc các dạng tật ngày càng nhiều, đội ngũ GV không đáp ứng về số lượng. Có những môn như thể dục, vận động... lại phải cần đến GV nam mới phù hợp”. Với trách nhiệm “gánh niềm tin của cả gia đình, xã hội” trên vai, mỗi ngày thầy Vũ thường xuyên cập nhật kiến thức về tật học, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, để TKT tiến bộ từ chất đến số lượng, tạo lòng tin nơi phụ huynh. Qua đó tăng sự hợp tác giữa nhà trường - gia đình - xã hội để quá trình chăm sóc, nuôi dạy TKT ngày càng tốt hơn và dần xóa bỏ định kiến xã hội.

Minh Phương