Thứ năm, 8/3/2018, 20h47

Hầm cầu trở thành… quả bom

Gn đây, ngoài các v n do bình gas rò r hay các loi bom mìn phế liu, còn có các v n t hm cu gây thương vong cho con ngưi cn phi đưc cnh báo…

Bnh nhân b bng do hm cu phát n đang điu tr ti BV Ch Ry  (nh BV cung cp)

Đại tá Nguyễn Văn Minh - Trưởng công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho rằng, vụ nổ vào sáng ngày 27-2-2018 tại P.Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một là do hầm cầu sử dụng lâu năm khí metan tích tụ nhiều nên khi gặp lửa đã gây ra một vụ nổ lớn.

Nguy him do hm cu phát n

Sáng 27-2 lực lượng Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) phối hợp cùng các cơ quan chức năng điều tra vụ nổ xảy ra tại một phòng trọ ở KP.3, P.Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một làm 4 người bị thương. Theo xác minh ban đầu, vào 5 giờ sáng, người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ phòng trọ của gia đình anh Lê Thanh Phong trên đường Lê Hồng Phong. Tại hiện trường, 2 người lớn, 2 trẻ em nằm bất động. Vật dụng trong phòng bị sức ép của vụ nổ gây hư hỏng, mái tôn bị thổi bung.  Ban đầu nhiều người cho rằng do nổ bình gas trong khi nấu ăn. Những người bị thương sau đó được đưa đến BV cấp cứu. Tại BV Chợ Rẫy, các BS điều trị xác định anh Phong bị bỏng 96% độ 2-3, người vợ là 47% độ 2-3 và 20% độ 3. Hai đứa con của vợ chồng anh (bé trai 10 tuổi và bé gái 3 tuổi) được điều trị tại BV Nhi đồng 1. Trong khi em gái chỉ bỏng 35% độ 2-3 độ phần trên của cơ thể thì người anh bỏng ở diện tích rộng 55% chủ yếu 2 chân và vùng lưng có thể để lại sẹo sau khi hồi phục. Theo lời kể của đứa con trai lớn trên giường bệnh, lúc 5 giờ sáng khi cả nhà đang nằm trên giường thì người cha dậy đi vệ sinh và hút thuốc trong đó. Sau khi nghe tiếng bật hộp quẹt thì toàn bộ ngôi nhà phát nổ. Do nằm ngoài cùng với mẹ nên đứa con trai bị nặng hơn em gái.

BS Diệp Quế Trinh - Phó khoa Phỏng (BV Nhi đồng 1) cho biết, dựa vào tình trạng vết bỏng ngoài da, nguyên nhân ban đầu là do khí metan phát nổ khi hầm cầu lâu năm bị nén quá nhiều khí. 

ng thông hơi là th phm

Bước đầu, qua khám nghiệm hiện trường, công an thu được 1 bật lửa trong nhà vệ sinh đặc biệt trong căn phòng xảy ra vụ việc có nhiều khí metan. Kiểm tra hệ thống thiết kế xây dựng các hầm cầu của toàn bộ khu nhà trọ và khám nghiệm khu vực nhà vệ sinh trong phòng trọ nơi xảy ra vụ nổ khí, công an xác định việc lắp đặt ống thông khí từ các hầm cầu khi xây dựng bị đặt sai hướng. Toàn bộ khu nhà trọ mỗi phòng trọ đều thiết kế, xây dựng có 1 hầm chứa chất thải sinh hoạt. Các hầm cầu này được kết nối thông nước, chất thải với nhau bằng ống nhựa và có ống thông khí nhưng lại đặt nằm ngang song song với đường ống dẫn chất thải thay vì đặt hướng thẳng đứng để cho khí metan bốc lên. Do đặt sai hướng ống thông khí nên khí metan bị bí không có lối thoát nên tích tụ lâu ngày trong các hầm cầu và lại được nối thông với nhau nên phát sinh một lượng khí metan lớn. Một cán bộ điều tra cho biết, trong nhà vệ sinh của phòng trọ của anh Phong, dưới nền bệ bồn cầu phát hiện một vết nứt sâu do đó khí metan theo vết nứt này thoát ra ngoài, tích tụ trong phòng trọ và nhà vệ sinh do ban đêm đóng kín cửa. Sáng sớm khi khí metan tích tụ nhiều nhất, anh Phong đi vệ sinh đã bật lửa để châm thuốc hút dẫn đến vụ nổ.

“Các công trình ph mà c th là nhà v sinh cn xây hm cu đúng theo quy cách ca k sư xây dng thiết kế, luôn có ng thông hơi và đt theo chiu thng đng. Có như vy hàng ngày mi gii phóng đưc khí metan trong hm cu giúp ngăn chn các v phát n t hm cu rt nguy him tính mng con ngưi và thit hi v tài sn. Ngoài ra cũng cn hn chế hút thuc và đem mi la vào nhà v sinh nht là nhng công trình xây dng sai quy cách đ tránh tai ha do khí metan gây ra” - k sư Bùi Sĩ Ân khuyến cáo.

Ông Bùi Sĩ Ân - kỹ sư xây dựng thuộc Công ty xây dựng Thiên Lộc Ân (Q.12, TP.HCM) cho rằng, nhà vệ sinh là công trình không thể thiếu trong một ngôi nhà vì thế việc xây dựng nhà cầu đặc biệt là bể tự hoại còn gọi là hầm cầu là việc làm cần có sự nghiên cứu kỹ càng khoa học để không có sự cố xảy ra trong thời gian hoạt động. Ngoài ngăn chứa chiếm 2/3 thể tích hầm cầu để chất thải chuyển hóa thành bùn cặn, là ngăn lắng chiếm 1/3 thể tích để thoát nước ra ngoài theo hệ thống cống rãnh ngầm. Vì hầm cầu có nhiều khí metan nên về nguyên tắc phải có ống thông hơi thẳng đứng để thoát khí. Tuy nhiên, theo kỹ sư Ân, một số trường hợp do xây ẩu và kém chất lượng nên không có ống thông hơi hoặc có nhưng ống thông hơi nằm ngang như trường hợp nhà trọ anh Phong và đã dẫn đến khí bị nén và tích tụ lâu ngày. Khi gặp lửa, khí metan phát nổ là chuyện tất yếu phải xảy ra. Có trường hợp hầm cầu có thể tự nổ dù không gặp lửa do khí tích tụ lâu ngày vì không có lối thoát nhất là các căn nhà trọ đóng cửa kín suốt ngày. Theo kỹ sư Ân, một số trường hợp dù có ống thông hơi thẳng đứng nhưng nếu xung quanh có nhiều nhà cao tầng cũng có thể gây bí khí metan cũng dễ phát nổ rất nguy hiểm. Đó là chưa nói đến một số nhà vệ sinh bị nghẹt lâu ngày ống thông hơi bị “tắc đường thở” cũng tiềm ẩn nguy cơ phát nổ rất cao.

Phương Đăng