Thứ ba, 12/9/2017, 21h27

Hạnh phúc là cho đi...!

làng bin này vn còn đó nhiu hoàn cnh khó khăn lm, ba m các em đu là ngư dân quanh năm lênh đênh trên bin hay tt tưi bên bến cá làm thuê, chy ch. Tôi giúp các em đưc chng nào hay chng y, biết thêm con ch, tương lai s tươi sáng hơn. Dù ngh hưu đã lâu nhưng ngh giáo vi tôi đã thành cái nghip, s c gng giúp cho các em nh đến khi nào không còn sc thì thôi”, cô giáo Lê Th Châu, khu dân cư Lc Phưc 3 (phưng Th Quang, qun Sơn Trà, Đà Nng) bc bch.

Cô Châu đang dy hc cho tr em nghèo  phưng Th Quang (Sơn Trà, Đà Nng)

1. Căn nhà nhỏ của cô Lê Thị Châu ở số 158 đường Nguyễn Phan Vinh suốt 6 năm nay vang vang tiếng đọc bài. Tùy theo lịch học trên lớp mà lớp học của cô Châu cứ đều đặn mở, hè thì cô dạy ban ngày, vào năm học, cô lại tranh thủ làm việc nhà thật sớm để tầm tan trường buổi chiều là có thể mở cửa cho các em học sinh vào nhà đọc sách, hỏi bài hoặc hoàn tất các bài tập. “Cô ơi, bài tập này con đã tìm ra cách giải rồi!”- Tuấn Kiệt, cậu HS lớp 5 nhanh nhảu khoe với cô giáo sau một hồi lâu nghiền ngẫm, cau mày với bài toán khó. Cô Châu nhẹ nhàng tiến lại gần học trò, lắng nghe Kiệt nói về cách giải của mình rất chăm chú, cô không quên gửi cậu lời khen khích lệ kèm lời động viên hôm sau sẽ nổ lực hơn. Học trò đông, mỗi em một chương trình học nhưng cô Châu không vì thế mà tỏ ra cáu gắt. Cô luôn sẵn sàng giải đáp cho từng em một cách dễ diểu nhất. Suốt buổi, cô như con thoi chạy qua chạy lại quanh lớp học, dạy cho em này lại chỉ dẫn cho em kia. Hết giờ, cô trò cùng nhau ra căn phòng khách- cũng là nơi để chiếc tủ sách, cô hướng dẫn các em tự đọc sách rồi tất bật vào bếp nấu cơm cho các em.

2. Cô Châu nhẩm tính, lớp học tầm 15 đến 17 em, độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5, đều là con nhà nghèo, đa phần cho mẹ theo nghề biển hoặc làm thuê làm mướn nên các em còn nhiều thiệt thòi.  “Với những đứa trẻ gia đình khó khăn, bố mẹ dù muốn hay không cũng phải lăn lộn mưu sinh thì sự quan tâm đến các em không được đủ đầy. Mình dạy thêm cho các em con chữ, phép tính với mong muốn bằng tình yêu thương con trẻ, các em sẽ chăm chỉ học hành để tương lai tốt đẹp hơn”, giọng cô trầm trầm. 6 năm kể từ ngày về hưu, lớp học trong ngôi nhà nhỏ ấy vẫn luôn được thắp lửa bởi tình yêu thương cô dành cho học trò nghèo. Lớp lớn rời bậc tiểu học, lớp mầm non tiếp vào lớp một, cô như người mẹ hiền ôm vào lòng những đứa con thơ để chăm bẵm, dạy chữ, dạy nết người. “Hạnh phúc là sự cho đi kiến thức, tình yêu thương!...”. Cô vừa dứt lời bộc bạch thì một phụ huynh tất tả ghé vào sau buổi chợ sớm, cất tiếng gọi vang ngoài cổng: “Cô ơi, cháu khai giảng xong rồi. Chiều sau buổi cháu tan trường, cô cho con gửi cháu thêm lát nữa để cháu học bài trong lúc chờ con đi làm về cô nhé”. Nói rồi chị tất tả đi. Cô Châu nhìn theo dáng chị, giọng cảm thông: “Phụ huynh ở đây là vậy, họ cũng lo cho con lắm, nhưng đôi khi công việc bắt buộc phải lăn lộn mưu sinh. Mình dù sao cũng có giờ rảnh nên cứ nghĩ bỏ ra chút thời gian chăm các cháu cũng là cách giúp họ và giúp các cháu học tốt hơn”. Không phải đến bây giờ khi đã nghỉ hưu, người lao động nghèo ở làng biển Thọ Quang mới biết đến cô Châu. Tốt nghiệp trường Sư phạm Hòa Khánh (Đà Nẵng), cô về dạy học ở trường Tiểu học Nguyễn Trị Phương, đóng chân trên địa bàn phường. Cái làng quê nép mình bên mép sóng biển còn nhiều gia đình nghèo chạy ăn từng bữa. Mấy chục năm giảng dạy, cô hiểu rõ hoàn cảnh từng học trò và luôn có sự hỗ trợ kịp thời. Thậm chí nhiều phụ huynh là quân nhân đi công tác xa nhà, ngôi nhà của cô rộng mở đón học trò mình về ăn ở cả tháng trời.

Ngoài dy hc, cô Lê Th Châu thưng xuyên kim tra rà soát nhng em hc sinh nghèo đ kp thi giúp đ

3. Ngoài việc dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo, cô Châu còn tham gia nhiều hoạt động trong khu dân cư, từ Chi hội trưởng phụ nữ đến Hội Cựu giáo chức, chi hội trưởng Hội Khuyến học... Cô như “người vác tù và hàng tổng”, trẻ em đến trường chưa kịp làm hồ sơ, cô đứng ra làm giúp; học trò có hoàn cảnh khó khăn, cô lại chạy ngược chạy xuôi xin hỗ trợ từ các mạnh thường quân và trích một phần nhỏ từ đồng lương hưu nhà giáo để giúp các em, có em thì cô tặng  bộ bàn học, có em thì bộ áo quần mới hay chiếc cặp sách, một ít tiền học bổng để trang trải cho việc đến trường… Đó là chưa kể số quỹ khuyến học cố định hàng năm của tổ dân phố do cô phụ trách vẫn đều đặn được nộp lên Hội khuyến học phường. Cô Châu bấm đốt ngón tay: “Mấy năm làm công tác xã hội, tôi đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tặng quà, xây dựng nhà tình thương, phương tiện sinh kế, sổ tiết kiệm cho hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh nghèo, khuyết tật trên địa bàn phường… với số tiền gần 250 triệu đồng. Số tiền tuy không nhiều nhưng mình cứ cố gắng giúp được bà con và các cháu học sinh được chừng nào hay chừng ấy, chung tay chia sẻ khó khăn với họ”.

Rời căn nhà nhỏ của cô Châu, đi một quãng xa, tôi ngoái lại nhìn căn nhà mở rộng cổng của cô. Như chừng hiểu sự băn khoăn của khách, một người dân bên đường nói với tôi: “Nhà cô Châu không ngày nào đóng cửa đâu. Cô để cửa cho lũ trẻ vào học bài, đọc sách”!

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên