Thứ bảy, 23/6/2018, 16h43

Hành trang sức khỏe khi đi du lịch hè

Hè đến cũng là lúc mùa du lch tr nên nhn nhp hơn hn so vi các thi đim khác trong năm. Tuy nhiên, thói quen chun b hành trang cho chuyến đi thưng ch tp trung vào đ dùng sinh hot, qun áo, giày dép... Theo khuyến cáo ca các chuyên gia, vic chun b thuc men và các vt dng y tế là điu không th thiếu.

Cn có hành trang sc khe khi đi du lch mùa hè

Thuc d phòng và thuc điu tr khn cp

Theo lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Thường Hanh (chuyên gia tư vấn cổng thông tin sức khỏe trực tuyến Hello Bác sĩ), thời tiết ở điểm đến du lịch quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc có sự khác biệt với nơi sinh sống cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ em. Điều đáng nói là trong những trường hợp cần kíp, việc tìm mua được loại thuốc cần thiết là điều không dễ. Đó là lý do cần chuẩn bị các loại thuốc phòng ngừa và thuốc điều trị khẩn cấp. Thuốc phòng ngừa gồm thuốc nhỏ mắt, viên ngậm đau họng, thuốc chống say, thuốc kháng histamine... Trong đó, thuốc nhỏ mắt sẽ giúp đôi mắt không bị khô khi di chuyển nhiều trong thời tiết nắng nóng, hoặc xử trí khi mắt bị bụi bẩn. Thời tiết hanh khô hoặc quá lạnh cũng dễ khiến bạn bị đau họng nên rất cần dự phòng thuốc ngậm. Và cho dù bạn không bị say xe, thì vẫn cần có thuốc chống say dạng viên hoặc miếng dán nhằm giúp bạn “thích nghi” với các loại phương tiện như tàu, thuyền, máy bay… Điều thú vị khi đi du lịch là bạn có thể ăn nhiều món lạ, nên dự phòng thuốc kháng histamine cũng là điều cần thiết. Histamine có thể “cứu nguy” trong trường hợp dị ứng thực phẩm hoặc phấn hoa, nhựa cây trên hành trình bạn đi qua.

Đặc biệt, việc dự phòng các loại thuốc có tác dụng điều trị khẩn cấp là điều không thể thiếu, gồm thuốc cảm sốt, thuốc tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, thuốc giảm đau, thuốc điều trị côn trùng cắn… Trong đó thuốc trị cảm sốt là rất quan trọng, vì một khi chẳng may bị cảm sốt, chuyến đi của bạn sẽ trở nên rất mệt mỏi, khó chịu. Đối với thuốc giảm đau, bạn nên chọn aspirin, acetaminophen, paracetamol và ibuprofen là những loại thuốc giảm đau (có loại kèm hạ sốt) không cần kê đơn được sử dụng phổ biến. Tương tự, thuốc tiêu chảy cũng là biện pháp cứu nguy nếu việc ăn uống khiến đường tiêu hóa gặp vấn đề, vì trong suốt hành trình bạn không thể chủ động được thời gian cũng như những địa điểm có nhà vệ sinh. Đặc biệt đối với các tour du lịch mang tính chất khám phá thiên nhiên, nếu bị côn trùng có nọc độc như ong hoặc bọ cạp cắn (đốt), bạn có thể bị dị ứng, sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, mang theo thuốc trị côn trùng đốt là việc làm không bao giờ thừa. Theo khuyến cáo của bác sĩ Ngô Minh Vinh (Khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) khi bị côn trùng cắn, việc đầu tiên cần làm là tránh gãi ngứa để hạn chế nhiễm trùng, sau đó thoa gel Remos IB trị vết côn trùng cắn. Loại thuốc này chứa hoạt chất Prednisolone Valerate Acetate có tác dụng kháng viêm, giúp vết thương của bạn giảm sưng tấy tại chỗ.

Thuc men và các vt dng y tế cn thiết s giúp bn bo v sc khe mi khi đi du lch

K năng sơ cu và vt dng y tế cn thiết

Theo cẩm nang Hướng dẫn du lịch Việt Nam, túi y tế du lịch là hành trang mà cả hướng dẫn viên cũng như du khách cần có. Bên cạnh các loại thuốc cần thiết, túi y tế cũng là nơi chứa các vật dụng y tế cần thiết như gạc và băng dính, băng cá nhân, bông gòn y tế, kéo, nhíp, dung dịch vệ sinh vết thương… Ngoài vật dụng y tế, kỹ năng sơ cứu khi trong đoàn có người ốm đau, bị nạn là rất quan trọng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, người trong đoàn cần cung cấp cho cơ sở y tế địa phương thông điệp cầu cứu ngắn gọn, rõ ràng, cung cấp thông tin chính xác về địa điểm nơi xảy ra vụ việc, số điện thoại liên lạc (nếu có), tình trạng của nạn nhân… Trong lúc chờ xe cứu thương, hướng dẫn viên hoặc người trong đoàn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu cần thiết.

Chẳng hạn như đối với trường hợp bị ngộ độc thức ăn (xảy ra trong khoảng 6 giờ sau khi ăn), bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều, hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi. Lúc đó bệnh nhân cần được sơ cứu bằng cách cho nôn hết thức ăn ra ngoài và giữ ấm cơ thể. Đối với người bệnh tim lên cơn đau, nên cho người bệnh nằm yên tại chỗ, đầu hơi cao, tìm thuốc người bệnh mang theo để cho họ uống. Với trường hợp bị say nắng, bệnh nhân cần được đưa vào nơi thoáng mát nghỉ ngơi, chườm mát bằng khăn ướt, uống nước đường và muối hoặc nước chè nóng pha đường, chanh, muối. Trong trường hợp nặng bị hôn mê, co giật, sau sơ cứu phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để hạ nhiệt. Việc vận động nhiều hoặc thay đổi khí hậu một cách đột ngột trong hành trình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chảy máu cam. Cách khắc phục tình trạng này là hướng dẫn cho bệnh nhân thở bằng miệng, ngồi thẳng, đầu hơi ngả về phía sau, chườm khăn lạnh lên trán và cổ, cho nghỉ ngơi nơi thoáng mát, dùng hai ngón tay bịt hai bên cánh mũi trong khoảng 10 phút nữa. Nếu vẫn không có tác dụng, hãy chuyển họ tới cơ sở y tế gần nhất. Đối với các vết thương gây chảy máu nói chung, trước tiên cần cầm máu bằng gạc sạch, sau đó rửa vết thương bằng gạc sạch thấm nước vô trùng. Tiếp đó, cần bôi kháng sinh rồi băng vết thương bằng bông băng hoặc gạc đã vô trùng.

Đi vi ngưi lưu thông bng đưng hàng không, đ tránh b dn xóc trong không trung, hãng hàng không Jestar khuyến cáo hành khách nên chn ch ngi gn cánh máy bay

Chng say tàu xe và ù tai khi đi máy bay

Theo bác sĩ Lê Văn Tuấn (Chuyên khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy) khi đi tàu xe, vấn đề lớn nhất hành khách gặp phải là say xe với các biểu hiện điển hình như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... Nguyên nhân là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt không đồng nhất với tín hiệu từ tai. Để chống say tàu xe, bên cạnh biện pháp uống thuốc chống say, hành khách nên chọn ghế trước hoặc ở khoảng giữa, không ngồi phía cuối chỗ bánh xe để tránh các chuyển động dằn xóc. Khi đi xe không nên nhìn ngang sang hai bên mà nhìn thẳng về phía trước, hãy tập trung sự chú ý vào những điểm bất động đằng xa sẽ bớt cảm giác say. Theo lương y Vũ Quốc Trung, thực tế có một số người thuốc chống say xe không có tác dụng với họ. Tuy nhiên, những người này có thể khắc phục bằng cách ăn kẹo gừng, uống trà gừng, ngậm gừng, hoặc sử dụng những mẹo nhỏ như ngửi bánh mì, ăn hoặc ngửi vỏ chanh, vỏ quýt sẽ giúp bớt chóng mặt, đau đầu. Điểm cần lưu ý nữa là phải ăn uống ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành, tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà, cà phê. Khi di chuyển, bạn cũng không nên đọc sách báo, hoặc viết vì như vậy sẽ gây chóng mặt, khó chịu.

Đối với người lưu thông bằng đường hàng không, để tránh bị dằn xóc trong không trung, hãng hàng không Jestar khuyến cáo hành khách nên chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay. Ngồi ở vị trí này sẽ êm ái hơn khi ngồi ở đầu hoặc gần đuôi máy bay. Để tránh tình trạng ù tai hoặc đau tai do chênh lệch áp suất bên trong và ngoài tai khi đi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, Jestar đã đưa ra hàng loạt cách khắc phục dành cho người lớn như nuốt nước bọt liên tục, ngáp nhiều lần, nhai kẹo cao su, dùng bông nút hai lỗ tai, ngửi tinh dầu thơm, uống nhiều ngụm nước nhỏ, không nên ngủ khi máy bay hạ cánh. Tương tự, đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên cho trẻ bú bình, mút ti cao su và không cho bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh. Với trẻ lớn, phụ huynh có thể cho trẻ thổi bóng bay, nhai kẹo cao su liên tục trong cả lúc hạ cánh cũng như khi cất cánh.

Đinh Vũ