Thứ năm, 17/8/2017, 21h47

Hào hứng đi xe buýt nhiên liệu sạch

TP.HCM va đưa vào s dng 34 xe buýt thế h mi chy bng nhiên liu sch (khí CNG) trên tuyến xe buýt s 74 (bến xe An sương - bến xe C Chi) khiến ngưi dân rt hào hng. D kiến đến cui năm 2017 s có khong 841 xe s dng khí thiên nhiên (CNG) hot đng trên 39 tuyến xe buýt có tr giá ca TP.

Tuyến xe buýt s 74 (bến xe An sương - bến xe C Chi) va đưa vào vn hành

Xe buýt chy bng khí CNG giá1,9 t đng/xe

Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng phối hợp với HTX vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng chính thức khai trương và đưa vào sử dụng 34 xe buýt thế hệ mới chạy bằng nhiên liệu sạch (khí CNG) trên tuyến xe buýt số 74 (bến xe An sương - bến xe Củ Chi). Loại xe buýt này được thiết kế hiện đại 51 chỗ, trang bị đầy đủ camera giám sát, thiết bị định vị để quản lý hoạt động đón trả khách đúng nơi quy định. Xe buýt chạy bằng khí CNG góp phần giảm thải khí độc hại vào môi trường, thân thiện môi trường, cho hiệu quả cao.

Ông Lâm Văn Phấn - Giám đốc HTX vận tải liên tỉnh và du lịch Việt Thắng - cho biết mặc dù giá đầu tư xe buýt chạy bằng khí CNG lên đến 1,9 tỉ đồng/xe. Tuy nhiên xe ít thải khí độc, phục vụ hành khách tốt hơn nên rất cần đầu tư mở rộng. “Chúng tôi mong các cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng các trạm nạp khí CNG, bố trí vỉa hè để HTX yên tâm đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng”, ông Phấn nói.

Được biết, lộ trình xe 74 như sau: Lượt đi: Bến xe An Sương - quốc lộ 22 - ngã tư An Sương - quốc lộ 22 - bến xe Củ Chi; Lượt về: Bến xe Củ Chi - quốc lộ 22 - bến xe An Sương.

Theo kế hoạch đã được UBND TP.HCM duyệt, dự kiến đến cuối năm 2017, TP sẽ đưa thêm 841 xe buýt chạy bằng CNG vào hoạt động trên 39 tuyến xe buýt có trợ giá của TP. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) đẩy nhanh xây dựng mới chín vị trí trạm nạp nhiên liệu CNG và mở rộng bốn trạm nạp nhiên liệu CNG hiện hữu.

Trước 34 xe buýt sạch vừa vận hành, TP.HCM đã đưa vào sử dụng 256 xe buýt chạy CNG. Theo UBND TP.HCM, việc đưa vào hoạt động các xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch đã đạt được hiệu quả tích cực, cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo hình ảnh mới cho hoạt động xe buýt của TP và góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điều này, khiến cho hầu hết người dân TP.HCM rất hào hứng khi đi xe buýt chạy CNG

Vn còn gp khó

Theo ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng (thuộc Sở GTVT TP.HCM), số trạm bơm CNG hiện còn ít và vị trí bố trí các trạm chưa hợp lý. Được biết trên địa bàn TP hiện có bốn trạm bơm khí CNG để phục vụ cho số xe buýt trên. Trong đó, hai trạm đặt tại ĐH Quốc gia TP.HCM và Bến xe An Sương nằm ngay điểm đầu-cuối của các tuyến xe buýt nên thuận lợi cho việc bơm nạp gas. Hai trạm còn lại là trạm Phổ Quang (quận Tân Bình) và trạm Tân Kiên (huyện Bình Chánh) đặt cách xa điểm đầu-cuối của các tuyến xe buýt, do đó việc bơm nạp gas chỉ có thể tiến hành vào cuối giờ mỗi ngày.

“Trạm Phổ Quang (quận Tân Bình) nằm sâu trong nội thành và chỉ bơm từ sau 19 giờ 30 đến 22 giờ nên nhiều khi tôi đánh xe đến trạm, bơm gas xong, đánh xe về lại bến đầu thì đã là 23-24 giờ để ngày mai chạy tiếp từ lúc 5 giờ sáng. Điều này khá bất tiện cho cánh tài xế chúng tôi” - anh Trần Minh H., tài xế xe tuyến 93, cho biết.

Ông Lâm Văn Phn - Giám đc HTX vn ti liên tnh và du lch Vit Thng - cho biết mc dù giá đu tư xe buýt chy bng khí CNG lên đến 1,9 t đng/xe. Tuy nhiên xe ít thi khí đc, phc v hành khách tt hơn nên rt cn đu tư m rng.

Còn theo một nhân viên kỹ thuật phụ trách bơm gas ở trạm Phổ Quang, công suất của trạm bơm này là 80-100 xe/ngày nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 30-40 xe vào bơm. “Các bác nhà xe cứ canh tới đêm, hết giờ vận doanh mới đánh xe vào bơm. Ban ngày không có xe nào đến bơm vì đường vào sân bay và trạm Phổ Quang luôn kẹt” - anh nhân viên trạm bơm giải thích.

Việc thiếu trạm bơm là quan ngại lớn của các nhà đầu tư xe buýt CNG. Với 841 xe đầu tư trong năm 2017 trong khi các trạm bơm chưa được tăng thêm thì các xe buýt sẽ hoạt động ra sao? “Sẽ là cảnh tượng xe phải xếp hàng rồng rắn trước trạm để chờ bơm xuyên đêm. Khi đó tài xế còn đâu sức để lái cho các chuyến ngày mai” - ông Lâm Văn Phấn, Giám đốc Hợp tác xã Việt Thắng, lo lắng.

Trong khi đó, từ đầu năm 2017, PV Gas South điều chỉnh tăng giá bán khí CNG lên bằng 66% so với giá dầu DO (hiện là 60%) và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán khí CNG cho các năm tiếp theo. Điều này khiến các nhà đầu tư xe buýt CNG thêm chùn tay. Theo một nguồn tin từ PV Gas South, căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia mà cụ thể là PV Gas South cho rằng họ phải được TP “ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ, thân thiện với môi trường” dưới các hình thức như hỗ trợ về giá bán khí CNG, đất để lắp đặt trạm nạp… nhưng xem ra đây là những vấn đề khó giải quyết trong một thời gian ngắn.

Theo các nhà đầu tư xe buýt CNG, những đòi hỏi như trên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và PV Gas South là do họ đang độc quyền về cung cấp khí CNG. “Cứ mở cửa cho nhà đầu tư trong và ngoài nước được nhảy vào cung cấp gas thì trạm mới có liền, giá rẻ ngay!” - một nhà đầu tư khẳng định.

T.S