Thứ năm, 14/9/2017, 22h51

Hát bội xuống... phố Tây

Va qua, nhà hát Ngh thut hát bi TP.HCM đã ra mt chương trình “Gii thiu ngh thut hát bi” ti ph đi b Bùi Vin (Q.1). Đây là cách làm mi đ gii thiu loi hình ngh thut đc sc lâu đi ca Vit Nam.

Các ngh sĩ ca nhà hát bi TP.HCM tp luyn cho mt v din

Làn gió mi cho ngh thut đưng ph

Thời gian gần đây, nghệ thuật đường phố bắt đầu có những tín hiệu phát triển, hấp dẫn người dân xuống phố thưởng thức những màn trình diễn cộng đồng. Giữa “cơn bão” online đang phát triển với tốc độ chóng mặt, duy trì đời sống văn hóa cho người dân TP bằng nhiều hình thức khác nhau cũng là vấn đề cấp bách.

Như một làn gió mới, nghệ thuật đường phố ít nhiều đã giải cơn khát giải trí, thưởng thức nghệ thuật của đông đảo công chúng. Bên cạnh các khán phòng quen thuộc cũng như các tụ điểm ca nhạc cố định…, sự ra đời của nghệ thuật đường phố đã đem đến cho công chúng thêm một địa chỉ giải trí mới lạ.

Sự nỗ lực của các nghệ sĩ nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM khi đem chương trình “Giới thiệu nghệ thuật hát bội” tại phố đi bộ Bùi Viện (Q.1) thật đáng ghi nhận. Hoạt động này thu hút đông đảo du khách nước ngoài, đặc biệt là các bạn trẻ đến tham quan phố đi bộ.

Chương trình biểu diễn có thời lượng 60 phút. Mỗi chương trình có 3 trích đoạn kinh điển do các nghệ sĩ gạo cội của nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM biểu diễn: “Đào Tam Xuân đề cờ” (trích vở “Trảm Trịnh Ân”), “Ôn Đình chém Tá”, “Phàn Định Công đề cờ” (trích vở “San Hậu”). Các tiết mục tập trung khai thác phần vũ đạo, động tác hình thể của các nhân vật và lời ca khá chắt lọc nhằm giúp du khách có thể nắm bắt cơ bản nội dung câu chuyện. Suất diễn khai trương đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của số đông du khách. Được biết, mỗi tháng, nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM sẽ có 2 suất diễn ở phố đi bộ Bùi Viện. Với tính cơ động, ngẫu hứng của nghệ thuật đường phố, khán giả giờ đây được chứng kiến một “sân khấu di động” với loại hình nghệ thuật biểu diễn hát bội ở một góc phố. “Tôi đi chơi cùng những người bạn ở phố đi bộ Bùi Viện thì tình cờ biết đến chương trình hát bội. Tò mò dừng lại xem thì bị lôi cuốn”, bạn Mai Anh (Q.3) chia sẻ.

Đáng trân trng và gi gìn

Khi hàng loạt loại hình giải trí khác lớn mạnh dần và thu hút khán giả, hát bội không có đất diễn nhiều năm qua. Thế nhưng, không ít nghệ sĩ hát bội vấn bám trụ với nghề. Khi vào mùa hát chầu bắt đầu từ tháng 3 âm lịch khi lễ Kỳ Yên, được xem là lễ Thần Hoàng lớn nhất trong năm, diễn ra tại các ngôi đình thờ thần ở Nam bộ thì các nghệ sĩ hát bội mới có đất diễn. Trăn trở cho lớp người kế nghiệp, nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM nhiều năm qua đã đào tạo được 17 nghệ sĩ trẻ, giao cho họ trọng trách diễn những vai khó, dần dần thay thế đàn anh, đàn chị đã lớn tuổi.

Theo NSND Đinh Bng Phi: “Hát bi là loi hình ngh thut đc sc lâu đi ca Vit Nam, nay du khách trong và ngoài nưc có cơ hi đ thưng thc các tiết mc trình din ca b môn này ngay trên sân khu đưng ph, đó là nim hnh phúc ca tt c các ngh sĩ làm ngh”.

Bất kỳ các suất diễn dù lớn hay nhỏ cũng là nơi các nghệ sĩ trẻ được đào luyện thêm cho nghề. Khi đưa nghệ thuật hát bội đến với nghệ thuật đường phố, những người tâm huyết xác định rõ đây là bài toán không hề đơn giản nhưng không thể không làm. Làm gì để xuống phố nhưng dấu xưa vẫn giữ, trân quý vẫn còn thì lại càng hay hơn. Theo NSND Đinh Bằng Phi: “Hát bội là loại hình nghệ thuật đặc sắc lâu đời của Việt Nam, nay du khách trong và ngoài nước có cơ hội để thưởng thức các tiết mục trình diễn của bộ môn này ngay trên sân khấu đường phố, đó là niềm hạnh phúc của tất cả các nghệ sĩ làm nghề”.

Đến với nghệ thuật đường phố, sân khấu hát bội giản dị, chỉ có vài đạo cụ trong tay cùng dàn âm thanh gọn nhẹ và ánh sáng tinh giản nhưng vẫn đủ thu hút người qua đường. Với cách làm này, nghệ thuật truyền thống trở nên gần gũi hơn. “Bình dân hóa” những loại hình nghệ thuật vốn ít được khán giả quan tâm là con đường sống còn đối với những người làm nghề. Nghệ thuật hát bội khó khăn khi tìm kiếm đất diễn nhưng may mắn khi nhiều gương mặt trẻ đã nỗ lực kết hợp giữa hát bội với cải lương tuồng cổ, mang lại sức sống mới cho loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Đã nhiều năm qua, những người tâm huyết với nghệ thuật hát bội vẫn cứ loay hoay trong việc tìm kiếm khán giả. Sự bùng phát khá nhanh của nghệ thuật đường phố, đã đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý, quy hoạch và định hướng phát triển loại hình nghệ thuật hát bội trong xu thế hội nhập. Có như vậy, nghệ thuật hát bội mới có thể thoát ra khỏi nỗi buồn bị lãng quên.

Bài, nh: Yên Hà