Thứ bảy, 14/10/2017, 21h04

Hệ lụy mất cân bằng giới tính

Theo thng kê ca Tng cc Dân s - Kế hoch hóa gia đình (B Y tế), sau mt năm thc hin đ án Kim soát mt cân bng gii tính khi sinh giai đon 2016-2020, t l gii tính khi sinh ca Vit Nam có thay đi nhưng không đáng k. Điu đó có nghĩa là sng bé trai sinh ra vn nhiu hơn so vi bé gái làm cho Vit Nam tiếp tc mt cân bng gii tính khi sinh.

Tr em là tương lai đt nưc, dù trai hay gái đu bình đng (nh minh ha) 

Báo đng đ vì t s chênh lch ln

Tuy không phân biệt trai gái nhưng vợ chồng anh Kh. quê ở Bình Thuận cũng bị áp lực từ gia đình phải sinh bằng được một “quý tử” dù trước đó vợ chồng đã có 2 cô “công chúa” rất dễ thương. Cũng may lần sinh thứ 3 vợ chồng người kỹ sư xây dựng này đã được toại nguyện. Đó cũng là niềm vui của anh Võ Đình N. khi người vợ sinh cho anh đứa con trai đầu lòng cách đây 2 năm. Quan niệm của anh N. là: “ Sinh đứa đầu gái trai gì cũng được nhưng bây giờ mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con nên để con trai đầu lòng thì vẫn chắc ăn hơn”.

Thực tế cho thấy, để đạt được mục đích sinh con trai, hiện nay nhiều cặp vợ chồng đã tìm cách ứng dụng khoa học kỹ thuật như đọc sách báo, lên mạng tra cứu chế độ ăn uống, “canh me” chế độ sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ trước khi mang thai. Cẩn thận hơn nhiều người còn dùng các biện pháp bắt mạch, siêu âm để kiểm tra giới tính và sau đó sàng lọc thai nhi một cách bất hợp pháp để làm sao có được “cậu ấm”. Đây chính là lý do mà tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động trong những năm gần đây ở các tỉnh thành. Dù đã có nhiều chiến dịch tuyên truyền vận động nhưng không ít cặp vợ chồng trẻ đã bỏ ngoài tai. Số lượng trẻ sơ sinh là con trai càng ngày càng có khoảng cách xa với số trẻ sơ sinh gái.

Đng đ tương lai thành tai ha

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2016 tỷ số giới tính khi sinh trong cả nước là 112,2 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ này tuy có giảm so với năm 2015 nhưng trong 6 tháng đầu năm 2017 lại tăng (112,7 trai/100 gái). Nếu các tỉnh thành phía Nam vẫn giữ tỷ số giới tính khi sinh ổn định thì các tỉnh thành phía Bắc đạt ngưỡng đến mức báo động do nhiều cha mẹ tìm cách đẻ cho được con trai. Trong lúc 18 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh giảm thì vẫn có 45 tỉnh thành có tỷ số này tăng đến mức không thể chấp nhận. Đáng nói hơn trong số này có địa phương tỷ số khi sinh lên đến 120 bé trai/100 bé gái.

BS.CK2 Trần Văn Trị - Chi cục trưởng Chi cục Dân số -  Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM đưa ra nguyên nhân cho sự bất bình đẳng giới tính trước hết xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” vẫn còn ăn sâu trong quan niệm một số người. Nhiều cha mẹ muốn có con trai để sau này về già có nơi nương tựa vì “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Bên cạnh đó, xuất phát từ xung đột giữa chuẩn mực xã hội mới (mỗi gia đình chỉ có 2 con) và giá trị văn hóa truyền thống (gia đình phải có con trai) nên các cặp vợ chồng trẻ tìm cách lựa chọn giới tính thai nhi bằng lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cách lựa chọn trước lúc thụ thai là phương pháp thụ tinh, thời điểm phóng noãn, lọc rửa tinh trùng có nhiễm sắc thể XY... 

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cảnh báo, trong những năm sắp tới với tốc độ chênh lệch như hiện nay Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng thừa nam thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn. Theo dự báo trong khoảng 30 năm nữa sẽ có từ 3 đến 4 triệu đàn ông khó lấy được vợ do dư thừa. Theo ông Tân, mất cân bằng giới tính khi sinh còn làm thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai, nam giới sẽ rơi vào tình trạng độc thân nhất là nam giới nghèo, vị thế xã hội thấp. Điều này gây ra những bất ổn về tình hình an ninh trật tự xã hội ở cộng đồng như nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái...

BS Trần Văn Trị kiến nghị, để kéo giảm tỷ số giới tính khi sinh cần tăng cường tuyên truyền các chính sách pháp luật, xử phạt nặng những cơ sở y tế vi phạm chẩn đoán và sàng lọc giới tính thai nhi. GD bằng nhiều hình thức nhằm xóa dần tư tưởng phân biệt trai - gái trong tiềm thức người dân, nâng cao bình đẳng giới. Tích cực xây dựng các chính sách ưu tiên cho nữ giới, nâng cao vị thế người phụ nữ trong xã hội đặc biệt là các trẻ trong gia đình sinh con một bề là gái. Dù sinh con gái vẫn có niềm vui như sinh con trai chứ không nên phân biệt. Ngoài ra thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi. Nếu không kịp thời giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh ngay từ bây giờ thì sẽ gây tai họa cho dân tộc và đất nước trong một tương lai gần như các chuyên gia xã hội học đã cảnh báo.

Bài ảnh: Nguyn Phương Đăng