Thứ ba, 17/4/2018, 21h41

Hệ thống giao thông… thông minh

Va qua, hai hc sinh Trưng THPT Phan Châu Trinh (Đà Nng) đã sáng chế mô hình giao thông thông minh đ giúp ngưi khiếm th qua đưng và hn chế tai nn nhng đon đưng khut tm nhìn. Mô hình trên xut sc giành gii nht Cuc thi tri nghim sáng to cùng Intel Galileo U-Invent 2018 do Vin Nghiên cu và Đào to Vit - Anh Đà Nng t chc.

Trn Đình Duy và Nguyn Phúc Ánh đang thuyết trình đ tài ti Cuc thi tri nghim sáng to cùng Intel Galileo U-Invent 2018

Chia sẻ về ý tưởng, trưởng nhóm Trần Đình Duy cho biết: “Mỗi ngày đi học em thấy nhiều người khiếm thị di chuyển trên đường rất khó khăn, trong khi lượng xe qua lại đông đúc tiềm ẩn nguy cơ cho họ, nếu họ không xác định được vị trí lề đường để đi. Đó là chưa kể khi qua đường họ không có cách gì để nhận biết là tín hiệu đèn giao thông đang xanh hay đỏ. Phần khác, thông qua các phương tiện thông tin, em thấy nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra. Rồi nỗi đau đó càng rõ hơn khi một người chú họ em mất vì tai nạn. Từ đó em quyết tâm làm một điều gì đó để giúp người đi đường hạn chế những tai nạn đáng tiếc”.

Có ý tưởng, Duy trao đổi với bạn cùng lớp Nguyễn Phúc Ánh để lên kế hoạch chi tiết. Tháng 12-2017, hai em bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Đó cũng là thời điểm cuộc thi “Trải nghiệm sáng tạo cùng Intel Galileo U-Invent 2018” được tổ chức. Thế là nhóm đăng ký tham gia cuộc thi luôn. Duy kể, ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện, cả hai đều gặp không ít khó khăn. Theo đó, khó khăn nhất là việc sắp xếp thời gian học trên lớp, rồi phần lập trình chưa được học nhiều nên nhóm mất nhiều thời gian, làm đi làm lại nhiều lần mới thành công. Không chỉ có vậy, bo mạch dùng trong mô hình khá đắt tiền nên nhóm vừa làm vừa lo bị cháy không có tiền mua cái khác… “Sau 3 tháng vừa làm vừa lắng nghe góp ý của giáo viên hướng dẫn, cuối cùng mô hình cũng hoàn thành. Tuy nhiên, nhóm đã rất hồi hộp khi đúng cái hôm đi báo cáo, mạch bị hở dây nên mô hình không chạy. Vừa báo cáo em vừa nghĩ, chắc mô hình sẽ bị loại. May mắn là phần thuyết trình đã thuyết phục được ban giám khảo nên nhóm mới có thể tiếp tục cuộc thi cho đến vòng cuối cùng và đoạt giải nhất”, Ánh kể lại.

Duy phân tích, mô hình hệ thống giao thông thông minh được nhóm thiết kế có hai phần, gồm phần hỗ trợ người khiếm thị qua đường tại nơi đèn giao thông và phần giúp phòng tránh tai nạn tại những hẻm nhỏ hay những nơi đường cắt nhau bị khuất tầm nhìn bởi cây cối, nhà cửa... “Để giúp người khiếm thị di chuyển dễ dàng hơn ở những nơi có đèn giao thông, nhóm đặt tại mỗi trụ đèn giao thông một nút bấm có kết nối với chuông. Mỗi khi đi đến những nơi này, người khiềm thị sẽ tìm nút bấm trên trụ đèn. Nút được đặt ở tầm cho phép và xúc giác của người khiếm thị khá tốt nên họ không phải lo lắng về vấn đề tìm không ra nút. Họ sẽ bấm vào cái nút này. Khi đèn xanh và đèn vàng sáng thì bấm nút sẽ không kêu nhưng khi đèn đỏ sáng thì bấm nút sẽ kêu một tiếng còi, giúp họ nhận ra đây là đèn đỏ và có thể qua đường”, Duy cho biết. Còn đối với phần tín hiệu giúp người đi đường hạn chế tai nạn tại nơi bị che khuất tầm nhìn, những nơi đường cắt nhau mà không có đèn tín hiệu giao thông, hay những con hẻm gần đường lớn rất dễ xảy ra tai nạn, nhóm đặt tại các nơi đó một cảm biến sóng âm để phát hiện vật cản và tại đường lớn một đèn nhấp nháy. Khi có xe từ trong hẻm băng ra đường lớn sẽ cản bước sóng và đèn sẽ sáng nhấp nháy liên tục, giúp người đang đi trên đường chính cảnh giác hơn trong tình huống sắp xảy ra. Ngoài ra, nhóm còn đặt thêm thiết bị cảm biến sóng âm để đo vận tốc xe từ trong hẻm đi ra. Khi xe đi ra với vận tốc quá lớn, sẽ có tiếng còi hú lên thật to, giúp người đi đường chính cảnh giác hơn nữa, tránh nguy cơ tai nạn.

“Mong muốn của nhóm là làm sao có thể đưa mô hình vào thực tế đời sống để góp phần hạn chế những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, và giúp người khiếm thị có thể tự tin qua đường mà không cần người dẫn dắt”, Duy bộc bạch.

Phan Vĩnh Yên