Thứ năm, 4/8/2016, 11h23

Hẻm nhỏ Sài Gòn chống đái bậy, xả rác bằng tranh

Những ngày này người dân hẻm 12, đường Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh đã quen các bức tranh do “họa sĩ” trong màu áo tình nguyện vẽ trên tường nhằm chống... đái bậy, xả rác.

Hoạt động vẽ tranh lên tường của chiến sĩ Mùa hè xanh thuộc đội hình chuyên Ong sắc màu, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nằm trong chuỗi các hoạt động vẽ tranh tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn thành phố.

Đội hình do Trần Ngọc Hoài Thương làm quản lý này đều chọn những “điểm nóng” về một việc nào đó.

Con hẻm 12 trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh được khoác áo mới /// Ảnh: Mai Quỳnh
Con hẻm 12 trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh được khoác áo mới. Ảnh: Mai Quỳnh

Nếu hoạt động vẽ tranh trên 12 lốp xe ô tô ở trên đường Hoàng Sa vừa tuyên truyền ý thức người dân “xin đừng bắt cá”, trồng cây xanh… thì với hoạt động vẽ tranh lên tường ở con hẻm 12 này, Thương cũng như cả đội muốn góp một chút sức mình làm ‘sáng’ con hẻm nhỏ.

Còn nhớ ngày đầu tiên nhận công trình, mọi người ai cũng ái ngại, bởi không hiểu sao con hẻm nằm ngay trung tâm mà không khác gì bãi rác di động. Chỉ khoảng mấy chục mét nhưng từng bịch rác sinh hoạt nằm rải rác từ ngoài vào sâu trong hẻm, thậm chí còn nghe mùi khai sộc lên tận mũi.

Thương cho biết, ngày đầu bắt đầu vẽ, con hẻm 12 khá nhiều rác và mùi khai của nước tiểu, tường còn bị lên rêu xanh. Cả đội phải bỏ một buổi ‘tổng vệ sinh’ cho con hẻm rồi mới bắt tay vào làm được.

“Sau ngày đầu tiên dọn dẹp vệ sinh và bắt đầu vẽ, hôm sau chúng mình xuống lại thấy rác để hai bên tường của con hẻm. Chúng mình hoạt động từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, vì thế việc vứt rác chỉ có thể vào ban đêm mà thôi”, Thương cho biết.

Chẳng ai biết ai đã đổ rác hay đái bậy nhưng nhiều người dân ở sâu trong hẻm cho rằng, đó là những người không sống trong hẻm. Cũng theo người dân ở đây, tình trạng vứt rác, đái bậy xảy ra đã lâu.

“Mỗi lần đi từ sâu phía trong ra thì phải bịt mũi lại, hôi quá không chịu nỗi”, anh Thanh, người dân sống trong hẻm 12 nói.

Anh Thanh còn cho biết, hẻm này cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của nhiều người bán vé số nên việc vứt rác bừa bãi, đái bậy nên cần chấm dứt.

Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 1
Các bức vẽ nhằm tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 2
Dù không học chuyên ngành nhưng các “họa sĩ” đều tỏ ra rất chuyên nghiệp trên từng nét vẽ.

Và đó cũng là mong muốn của hơn 30 chiến sĩ Mùa hè xanh của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Sau mấy ngày vẽ, bức tranh cũng dần thành hình, đầy màu sắc và rất sinh động. Vui hơn là sau ngày thứ ba trở đi, mọi người không còn thấy rác vứt ở đây nữa. “Chắc người ta biết mình vẽ nên có ý thức hơn rồi”, Thương cười tươi.

Bức tranh lớn nổi bật với dòng chữ ‘Đổ rác đúng nơi quy định’ dần hoàn thành. Trong quá trình vẽ tranh, cả đội cũng thấy nhiều bất tiện vì hẻm này khá nhỏ, người ra vào thì đông nên sợ ảnh hưởng đến đi lại. Thế nhưng chẳng người dân nào than vãn hay quở mắng các “họa sĩ” ở đây cả. Ngược lại, họ còn nở nụ cười thật hiền, có khi còn ra cho các chiến sĩ nước uống nữa.

“Việc vẽ tranh lên tường cũng là cách các chiến sĩ tình nguyện tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường của người dân xung quanh. Đơn giản là việc không vứt rác hay đái bậy ở con hẻm nhỏ này nữa. Chúng mình cũng mong muốn đây sẽ là địa điểm ‘selfie’ cho các bạn trẻ”, đội phó Ánh Hồng cho biết.

Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 3
Bạn Ánh Hồng vừa phụ trách phần lên ý tưởng vừa phụ trách đi viền đen cho từng nhân vật trong tranh.
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 4
Bàn tay dính đầu màu sơn
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 5
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 6
 
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 7
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 8
Dấu ấn Mùa hè xanh
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 9
Tô sắc màu cho con hẻm nhỏ 10
Mãn nguyện nhìn ngắm thành quả Ảnh: Mai Quỳnh

Mai Quỳnh (TNO)