Thứ bảy, 18/8/2018, 19h14

Hiệu ứng từ công nghệ giao thông thông minh

Sau hơn mt năm đưa vào s dng ng dng công ngh giao thông thông minh, giao thông TP.HCM đã có nhng hiu ng tích cc trong công tác giám sát tình hình trt t giao thông, điu tiết giao thông và x lý vi phm. Sp ti, hành vi ln chiếm va hè, lòng đưng cũng s đưc phn ánh trc tiếp qua mt phn mm trên đin thoi cá nhân.

ng dng công ngh giao thông thông minh giúp cho lc lưng chc năng giám sát và x lý vi phm mt cách kp thi

Phn ánh ln chiếm va hè qua đin thoi

Theo nhận định của Sở GTVT TP.HCM, từ đầu năm 2017 đến nay, kể từ khi triển khai ứng dụng công nghệ giao thông thông minh thông qua Cổng thông tin giao thông TP và ứng dụng thông tin giao thông trên thiết bị di động, người dân TP đã được tiếp cận với nhiều tiện ích thiết thực. Trong đó có thông tin về tình hình giao thông, trạm xăng, điểm y tế, bãi giữ xe... Ngoài ra, người có nhu cầu còn có thể tra cứu giấy phép lưu thông, tra cứu vi phạm, tra cứu giấy phép kinh doanh… Đây cũng là “kênh” để người dân phản ánh những bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông, nhằm giúp Sở GTVT TP có thể nhanh chóng tiếp ứng và khắc phục kịp thời. Nhờ có nhiều tiện ích nên Cổng thông tin giao thông ngày càng tăng lượng truy cập. Cụ thể, vào lúc 17 giờ ngày 17-8-2018, lượng khách truy cập vào website Cổng thông tin giao thông TP (http://giaothong.hochiminhcity.gov.vn) đạt 1.488.720 lượt.

Tiện ích vượt trội của công nghệ trong lĩnh vực giao thông sắp tới sẽ được quận 9 áp dụng để người dân tham gia giám sát tình hình trật tự đô thị. Bằng chứng là UBND quận đã tổ chức lễ công bố phần mềm ứng dụng “Quận 9 trực tuyến” vào ngày 11-8 vừa qua. Theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, người dân có thể tải phần mềm ứng dụng về trên điện thoại thông minh cá nhân. Đối với điện thoại trên nền tảng iOS, người cài đặt cần chọn biểu tượng cài đặt App Store rồi tìm kiếm “Quận 9 trực tuyến”. Đối với điện thoại trên nền tảng Android, chọn biểu tượng Google Play rồi tìm kiếm từ khóa như trên, sau đó hoàn thành bằng cách nhấn nút cài đặt. Phần mềm này sẽ giúp người dân giám sát và phản ánh khi phát hiện các hành vi vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè; hoặc hành vi san lấp lấn chiếm kênh rạch trên địa bàn quận. Trong trường hợp phát hiện vi phạm, người dân cần chụp ảnh, quay clip và cung cấp cho cơ quan chức năng qua phần mềm ứng dụng. Những thông tin phản ánh này sẽ được chuyển đến điện thoại của lãnh đạo phường và các đơn vị có liên quan để xử lý kịp thời.

Ông Hoàng Minh Tuấn Anh (Phó Chủ tịch UBND quận 9) khẳng định, phần mềm ứng dụng “Quận 9 trực tuyến” không chỉ tăng cường vai trò giám sát của người dân trong lĩnh vực trật tự đô thị, mà còn góp phần giúp cho lực lượng chức năng nâng cao trách nhiệm và xử lý công việc nhanh chóng trong nhiệm vụ được phân công. Nhất là trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quận 9 đang là vấn đề “nóng” hiện nay. Mặc dù thực tế tình trạng này đã có chuyển biến tích cực, nhưng nhiều nơi vẫn còn diễn ra tình trạng tái lấn chiếm. Do đó, phần mềm ứng dụng “Quận 9 trực tuyến” là công cụ để người dân cộng tác với chính quyền, hướng đến mục tiêu lập lại trật tự đô thị một cách bền vững. Được biết ứng dụng này cũng là phương tiện để người dân tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ và đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương.

Áp dng phn mm qun lý bến xe trưc ngày 31-12

Tng cc Đưng b Vit Nam yêu cu S GTVT các tnh thành cn có văn bn yêu cu các bến xe khách trên đa bàn thc hin vic truyn d liu v máy ch ca Tng cc Đưng b Vit Nam ti đa ch http://benxe.goc.vn. Các đơn v cn thc hin theo đnh dng và giao cách thc truyn d liu đã đưc hưng dn ti văn bn chính thc.

Vừa qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phát đi văn bản số 4937/TCĐBVN-VT với nội dung nhằm đôn đốc thực hiện quy chuẩn quốc gia về bến xe khách. Theo đó, tổng cục yêu cầu bến xe ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước triển khai phần mềm quản lý, lắp camera giám sát và truyền dẫn dữ liệu về máy chủ của tổng cục theo quy định. Tổng cục đề nghị Sở GTVT các tỉnh TP tích cực phổ biến, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kinh doanh khai thác bến xe khách thực hiện nghiêm túc yêu cầu trên. Thời gian thực hiện triển khai các ứng dụng này chậm nhất trước 31-12-2018. Riêng đối với những bến xe đã áp dụng phần mềm nhưng không truyền dẫn được dữ liệu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các đơn vị thực hiện điều chỉnh hoặc chuyển đổi phần mềm phù hợp nhằm tạo sự đồng bộ trong toàn hệ thống.

Được biết, ý tưởng đưa công nghệ vào quản lý và điều hành bến xe đã được Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội triển khai thí điểm từ đầu năm 2012. Sau một năm thí điểm, mô hình này tiếp tục được áp dụng tại 3 bến xe trọng điểm là Mỹ Đình, Gia Lâm và Giáp Bát. Theo mô hình này, hệ thống camera sẽ được lắp đặt tại tất cả các vị trí quan trọng trong bến gồm khu vực đỗ xe trước khi xuất bến, nhà chờ, phòng thực hiện lệnh xuất bến, cửa bến, cổng ra vào bến… Hệ thống camera này được  nối mạng với màn hình của phòng lãnh đạo và văn phòng chính của bến xe. Nhờ có hệ thống giám sát trực tiếp này, hiệu quả quản lý và điều hành ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh trật tự và ATGT ở bến xe được duy trì ổn định và đảm bảo an toàn. Có thể nói, từ mô hình thí điểm hiệu quả Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội, sẽ là tiền đề và động lực để bến xe các tỉnh thành nỗ lực thực hiện nhằm đạt quy chuẩn quốc gia theo quy định chung.

Vũ Phương