Thứ bảy, 13/1/2018, 21h27

Họa My của núi rừng

Tt nghip Trưng ĐH Văn hóa ngh thut Quân đi, không như nhiu bn bè đng trang la tìm cho mình mt ch làm vic chn phn hoa, cô sơn n H Th Ha My li tr v vùng ro cao Đakrông (Qung Tr) tiếp tc con đưng khi nghip t chính nhng nét văn hóa, m thc đc sc ca đng bào mình. Vi My, đó cũng chính là cách cô góp chút công sc vào vic gi gìn bn sc văn hóa dân tc, gii thiu đến bn bè khp nơi!

“Mi khi khoác b trang phc ca dân tc mình, em rt t hào”, Ha My nói

1. Cất tiếng khóc chào đời ở bản làng vùng cao thuộc xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị), cô sơn nữ Pa Kô được bố mẹ đặt cho một cái tên thật đẹp: Hồ Thị Họa My! “Bố mẹ em sinh ra và lớn lên, gắn bó cuộc đời với núi rừng Trường Sơn, bố em kể rằng chính những tháng năm bố đi bộ đội, lắng nghe tiếng chim Họa My thánh thót trong những ngọn cây xanh thật thanh bình nên bố đặt tên em như tên loài chim ấy”, Họa My kể. Có lẽ ước mong ấy của bố mẹ Họa My đã được “ứng” vào tên con gái họ khi chính Họa My lớn lên có chất giọng truyền cảm và đam mê giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Họa My bảo, chọn ngành quản lý văn hóa để theo học dù biết không phải là con đường đi có sẵn lối mòn nhưng em vẫn nuôi khát vọng chinh phục nó. Năm 2009, tốt nghiệp ĐH, Họa My trở về quê, bắt đầu những bước đi gập ghềnh trên con đường đã chọn với nhiều vị trí công việc từ nhân viên hợp đồng lao động cấp xã, ít thời gian sau cô xin hợp đồng tại Phòng Văn hóa huyện Đakrông. My bảo, chính khoảng thời gian này đã cho cô nhiều trải nghiệm thực tế. Đó là những ngày đi đến tận từng nhà của bà con dân bản để tìm hiểu về văn hóa truyền thống, được tận mắt xem bà con dệt thổ cẩm hay chế biến các món ăn. My nghĩ, cuộc sống hiện đại, đôi khi khiến người ta quên đi nét bản sắc của mình. “Thích nghi và bắt nhịp với cuộc sống hiện đại là điều hợp lý nhưng nếu lãng quên đi bản sắc văn hóa của mình thì nét bản sắc đó dễ bị xóa nhòa. Mỗi lần đi hội diễn, mặc trang phục của đồng bào mình, em thấy tự tin và tự hào. Vì vậy đầu tiên em chọn cách giữ gìn nét văn hóa dệt thổ cẩm của bà con”. Đó là năm 2015, thông qua các kênh như mạng facebook, bên lề các hội diễn… My đã giới thiệu về nét đẹp của sản phẩm thổ cẩm thủ công quê mình đến bạn bè khắp nơi cùng những gợi ý trang phục phù hợp. Khi có đơn đặt hàng, chính My đã tự tay thiết kế mẫu, làm cầu nối đưa sản phẩm của bà con đến tay khách hàng. My âm thầm giúp bà con bán được sản phẩm của mình, và đó cũng là cách sản phẩm truyền thống của bà con được đi xa, biết nhiều hơn. Nhờ My, nhiều hộ dân ở A Bung, Đakrông... có công ăn việc làm đều đặn. “Có Họa My giới thiệu mà gần hai năm nay, thổ cẩm của gia đình tui làm bao nhiêu bán được bấy nhiêu. Có nhiều khi dệt không kịp bán”, chị Hồ Thị Yêm, một hộ dân dệt thổ cẩm ở xã Đakrông phấn khởi nói.

2. Chưa dừng lại ở đó, con đường khởi nghiệp của cô sơn nữ Pa Kô, Hồ Thị Họa My còn được bắt đầu ở lĩnh vực ẩm thực của đồng bào. My nói: “Em may mắn được đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món đặc sản các vùng miền. Về quê, em nhận thấy các bản làng quê mình cũng có nhiều đặc sản ẩm thực đặc sắc nhưng không mấy ai biết đến hoặc có biết cũng còn e dè. Thế là em quyết định tìm hiểu cách thức phát triển nó, đảm bảo an toàn thực phẩm để chinh phục thực khách để ít nhất, khi đặt chân đến miền núi rừng dọc dãy Trường Sơn này, món ăn của bà con mình cũng để lại trong lòng họ chút gì đó gọi là nỗi nhớ”. Tranh thủ cuối tuần, My lại lặn lội khắp các bản làng, tìm đến những già làng, trưởng bản, những bậc cao niên để học hỏi cách chế biến các món ăn. Rồi lại tìm nguồn thực phẩm từ rừng, rẫy, suối: như cá Mát, nếp nương… Mọi thứ hòm hòm, My lại xắn tay vào bếp chế biến. “Cũng không dễ dàng gì. Tiêu chí đầu tiên của mình là phải vừa ngon vừa sạch. Làm thử vài lần đến khi hợp khẩu vị, em lại mang đi mời bạn bè, người quen để lắng nghe nhận xét của họ trước khi mang ra thị trường giới thiệu…”. Một năm ròng rã như vậy, My đã đưa ra thị trường được kha khá món đặc sản, như: cá Mát suối nướng, cheo cá Mát, muối ớt đồng bào, nếp than nương rẫy, thịt trâu gác bếp… Cùng với những món ăn đậm chất núi rừng ấy, My còn làm thêm rượu men lá Pa Nang, rượu sim.

3. Từng có mặt ở nhiều hội chợ triển lãm, giới thiệu về đặc sản núi rừng, Hồ Thị Họa My vẫn âm thầm ấp ủ giấc mơ lớn hơn về công cuộc bảo tồn nét đẹp truyền thống văn hóa đồng bào Vân Kiều, Pa Kô. Tìm một chỗ đứng cho bản sắc đồng bào mình để nhiều người biết đến, gầy dựng một vị trí nhất định trong lòng những vị khách khó tính nhất.

Với cô sơn nữ ấy, mọi con đường khởi nghiệp đều gian nan nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa không chỉ bảo tồn mà phải tìm cho được đầu ra, tạo sự lan tỏa sâu rộng, nếu nỗ lực thì giá trị văn hóa truyền thống sẽ không bị mất đi. “Em dự định sau này có vốn sẽ xây dựng một cơ sở chế biến, giới thiệu ẩm thực và thổ cẩm của bà con. Đồng thời cũng mong kết nối các bạn để nhiều người biết đến quê mình thông qua những tour du lịch chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bản làng. Với những tour như vậy em sẽ giới thiệu với du khách về các món ăn, thổ cẩm truyền thống hoặc họ cũng có thể tự tay chế biến dưới sự hướng dẫn của mình”.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên