Thứ ba, 21/8/2018, 21h25

Học 9+CĐ có lợi gì?

Ch mt 3,5 năm ly bng CĐ và 5 năm ly bng ĐH vi chương trình liên thông t TC dành cho hc sinh sau tt nghip THCS.

Ph huynh Trưng THCS Đa Phưc (huyn Bình Chánh, TP.HCM) tìm hiu ngành ngh ti bui tư vn, hưng nghip và phân lung hc sinh sau THCS do Trung tâm GDNN-GDTX huyn t chc

Tháng 7-2018, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi các trường TC-CĐ về việc khuyến khích đào tạo chương trình CĐ cho học sinh sau tốt nghiệp THCS. Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các trường tự nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo chương trình CĐ liên thông từ TC dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (gọi tắt là chương trình đào tạo 9+CĐ) theo hướng: Đảm bảo xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện đào tạo theo đúng quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, người học sẽ được nhận bằng TC và tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng CĐ cùng ngành nghề. 

Tiết kim thi gian và chi phí

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu chương trình đào tạo TC cần tăng cường kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT để đảm bảo học sinh đủ điều kiện tiếp tục học liên thông trình độ CĐ. Chương trình được thiết kế tổng thể đảm bảo người học khi chuyển từ trình độ TC lên CĐ không phải học lại những nội dung đã học. Thời gian đào tạo được thiết kế đảm bảo phù hợp với các quy định, điều kiện đảm bảo chất lượng và giảm tải cho người học. Theo đó, chương trình được thiết kế có tính liên thông chặt chẽ, thiết kế theo từng giai đoạn. Sau mỗi giai đoạn, tùy vào điều kiện của mình, học sinh có thể tiếp tục học lên giai đoạn tiếp theo hoặc có thể dừng học để tham gia vào thị trường lao động. 

Cũng trong văn bản gửi các trường TC-CĐ, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các trường không tổ chức đào tạo trình độ TC cho học sinh đồng thời đang theo học tại các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ông Lê Nguyễn Thông Minh (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) cho rằng lợi thế của 9+CĐ là có học văn hóa, phù hợp với tâm lý phụ huynh muốn con ở trường nhiều hơn ở nhà. Theo quy định, học sinh học TC 2 năm (cho phép các trường đào tạo từ 1,5 đến 2 năm, trong khi đó các trường ngoài công lập đào tạo rút ngắn còn 1 năm đến 1,5 năm), như vậy khi ra trường các em chỉ 16 đến 17 tuổi, doanh nghiệp không nhận làm việc, nhất là công việc nặng nhọc, độc hại. Còn đối với chương trình 9+CĐ với thời gian đào tạo 5 năm, ra trường các em đủ tuổi lao động, có đầy đủ kiến thức văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Trong khi đó, ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng) nhìn nhận: Học 9+CĐ có điểm tối ưu về mặt thời gian, được Nhà nước hỗ trợ học phí trực tiếp trong 3 năm. Đặc biệt là có bằng cấp và việc làm trong thời gian đi học, giải quyết được bài toán về kinh tế gia đình.

Ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa Sài Gòn) cũng đánh giá cao chương trình 9+CĐ. “Sau khi tốt nghiệp THCS, các em chỉ mất 2 năm để hoàn thành chương trình TC, nếu muốn học liên thông CĐ thì chỉ mất thêm 1,5 năm và học 1,5 năm nữa sẽ có bằng ĐH nếu có nhu cầu. Như vậy, thời gian lấy bằng ĐH của học sinh THCS chỉ 5 năm, ngắn hơn thời gian của học sinh có bằng THPT học ĐH”, ông Sáng nói.

Gii quyết tình trng “tha thy, thiếu th

Theo Th trưng B LĐ-TB&XH Lê Quân, mc tiêu đến năm 2020, t l phân lung hc ngh phi đt 30%. Tuy nhiên, hin nay t l phân lung đt rt thp, ch khong 15%. Hy vng  chương trình 9+CĐ, t l phân lung sau THCS s tăng lên.

Lợi là vậy, tuy nhiên để chương trình 9+CĐ đạt hiệu quả, ông Đinh Văn Đệ cho rằng cần tuyên truyền mạnh đối với phụ huynh, phân tích cụ thể mặt tối ưu và tổ chức phân luồng tốt ngay từ trường THCS. Học sinh sau tốt nghiệp THCS, có em chưa ngoan, chưa có ý thức học tập tốt nhưng nhiều em có tâm lý, lập trường vững vàng, chăm chỉ học tập. Thực tế các em còn lơ là, không chú tâm học tập là do đã “ngán” học văn hóa, vì vậy khi thiết kế chương trình đào tạo, các trường linh động dàn trải chương trình văn hóa phổ thông, lồng ghép kỹ năng thực hành cơ bản để giảm tải cho người học. “Chương trình 9+CĐ là chủ trương đúng đắn của Bộ LĐ-TB&XH trong thời gian này, góp phần giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ””, ông Đệ khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) phân tích: Sau mỗi giai đoạn, người học có thể tạm dừng học để đi làm, lúc này đã hoàn tất chương trình văn hóa và có bằng TC. Đây chính là điểm thuận lợi, giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, việc làm và đặc biệt là cơ hội thăng tiến, học liên thông… Ông Lâm cũng đề nghị các trường làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và giáo viên bậc THCS về lợi ích của chương trình 9+CĐ. Đồng thời trên website của các trường TC-CĐ cũng công khai thông tin đầy đủ về chương trình, thời gian đào tạo để phụ huynh và người học nắm rõ.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân, mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ phân luồng học nghề phải đạt 30%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phân luồng đạt rất thấp, chỉ khoảng 15%. Hy vọng ở chương trình 9+CĐ, tỷ lệ phân luồng sau THCS sẽ tăng lên. Cũng như các quốc gia khác, tại Việt Nam, sau tốt nghiệp THCS có nhiều ngã rẽ cho học sinh lựa chọn, đó là vào học nghề sớm (các khóa nghề ngắn hạn) để tham gia thị trường lao động; tuy nhiên các em chỉ có thể làm những công việc không nặng nhọc, độc hại. Hoặc các em có thể theo học các chương trình khác là TC, liên thông CĐ... Chương trình 9+CĐ là hướng đi “mở” dành cho học sinh lựa chọn.

T.Anh