Thứ bảy, 19/8/2017, 21h54

Học để thoát cảnh ở trọ, làm thuê

T khi m mt chào đi đến nay, em chưa bao gi đưc trong ngôi nhà ca mình, toàn phi tr. Cha m em  không có vic làm n đnh, ai mưn gì làm ny. Vì vy em luôn c gng hc tht gii đ thoát cái kiếp tr và làm mưn...

Em Giang Hu Phương

Em là Giang Huệ Phương (cựu học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM). Với thành tích học tập đạt loại giỏi 3 năm THPT, Phương được tuyển thẳng vào ngành khoa học máy tính (chương trình chất lượng cao) của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Tuy nhiên, thay vì chọn Trường ĐH Bách khoa, Phương đã quyết định học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành sư phạm toán) để vấn đề học phí không còn là rào cản ngăn bước chân em đến trường. (Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, em đạt 25,75 điểm ở tổ hợp A1 - PV).

Khi còn học THCS tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, tiền học phí là một gánh nặng đối với cô bé. Nhưng rất may nhà trường đã miễn phí cho em. Và sự may mắn đó tiếp tục theo Phương lên THPT. Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, em không chỉ được nhà trường miễn tiền học phí mà còn được nhận học bổng và nhiều sự hỗ trợ khác. “Ba năm học tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, em chỉ mặc 3 bộ đồng phục, trong đó có một bộ đồng phục thể dục. Cả 3 bộ đều là của các thầy cô cho”, Phương cho biết. Câu nói này của Phương đã phần nào phản ánh được hoàn cảnh khó khăn của gia đình em.

Ông bà nội và ba của Phương mặc dù là dân gốc Sài Gòn nhưng từ bao đời nay đều ở nhà trọ. Phương kể: “Mấy tháng trước gia đình em ở trọ tại quận 10 nhưng từ tháng 7-2017 thì chuyển qua trọ ở quận 6 vì giá thuê phòng rẻ hơn...”. Căn phòng có giá thuê 1 triệu đồng/tháng (điện, nước tính riêng) nhưng chỉ rộng chưa đầy 9m2. Trong “cái hộp diêm ấy” có tới 4 con người, hai manh chiếu, hai cái bàn xếp, một ít sách vở, không có ti-vi, không có tủ lạnh...

“Nếu em không chu hc thì cuc đi em s c mãi ph tr và làm mưn như cha m mình...”, Giang Hu Phương nói.

Ba của Phương là anh Giang Khánh Chung. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn mà con đường đến trường bị đứt đoạn nên phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Gần đây nhất anh làm nhân viên giao hàng cho một cửa hàng bán đồ điện, lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Năm 2016, anh bị tai biến liệt nửa người nên gánh nặng cơm áo dồn hết lên đôi vai gầy yếu của người vợ là chị Võ Thị Tuyết Nhung. Khổ nỗi chị Nhung không có việc làm ổn định mà ai kêu gì làm nấy. Theo ngôn ngữ bây giờ thì nghề của chị là osin theo giờ. Người thì gọi chị giặt đồ trả 50 ngàn đồng/lần, người thì gọi tới dọn dẹp nhà cửa trả 100 ngàn đồng/lần... Bởi vậy thu nhập của chị rất bấp bênh. Ngày kiếm được 200-300 ngàn đồng nhưng cũng có ngày chỉ chỉ kiếm 50-70 ngàn đồng. Số tiền ít ỏi đó không chỉ để trả tiền nhà, tiền điện nước mà còn là tiền ăn của 4 người, tiền chữa bệnh cho chồng, tiền học của 2 đứa con. Vất vả là thế nhưng ông trời lại không thương vợ chồng chị khi mà đứa con thứ hai của họ mắc chứng chậm phát triển. Cô bé đã 13 tuổi nhưng mới chỉ học lớp 3 tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.5). Ở cái tuổi này, những đứa trẻ khác không chỉ biết tự phục vụ bản thân mà còn phụ giúp cha mẹ làm việc nhà nhưng cô bé chẳng thể làm được gì... Vì thế, từ ngày chồng bệnh nằm ở nhà, chị Nhung vừa phải làm osin để kiếm tiền, vừa chăm sóc cho chồng và đứa con gái chậm phát triển.

Khi chúng tôi hỏi: “Tài sản giá trị nhất trong nhà em là gì?”, Phương cho biết đó chính là chiếc xe gắn máy cũ (xe cup 50) của mẹ. Chiếc xe có tuổi đời nhiều hơn tuổi của Phương vừa là phương tiện để chị Nhung đi làm, vừa là phương tiện để chị “chạy xe ôm” đưa đón hai đứa con tới trường.

Hiện tại để con đường vào giảng đường ĐH không quá gập gềnh, Phương đã đi làm thêm tại một quán nước. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay em tạm nghỉ vì quán vắng khách. Phương dự định sau khi có lịch học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ đi tìm việc làm thêm và dạy kèm... Em chia sẻ: “Dù khó khăn thế nào nhất định em cũng phải học xong ĐH để đi làm kiếm tiền nuôi cha mẹ và em gái. Vì bây giờ mẹ còn khỏe nên là trụ cột trong gia đình, lo miếng ăn cho cả nhà, nhưng với cường độ lao động như hiện nay thì vài năm nữa mẹ sẽ không làm nỗi, lúc đó gánh nặng sẽ được chuyển qua vai em. Nếu em không chịu học thì cuộc đời em sẽ cứ mãi phải ở trọ và làm mướn như cha mẹ mình...”.

Kim Anh