Thứ sáu, 11/12/2009, 16h12

Học kỹ năng sống: "Không thể chỉ nhìn mà biết bơi"

Vị thành niên thiếu kiến thức về kỹ năng sống (KNS)
Hiện nay, hiện tượng vị thành niên gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội ngày càng tăng. Theo Ths. Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội, nhiều năm hoạt động qua tư vấn điện thoại 24/24 giờ, chuyên mục “Tư vấn gia đình” của Viện đã trả lời hàng ngàn câu hỏi từ khắp mọi miền đất nước xin được tư vấn, chia sẻ các vấn đề về kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ, tình bạn, tình yêu, sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS…, trong đó có tới hơn 80% các cuộc gọi đến đối tượng là vị thành niên.

ThS. Đỗ Thị Hải
Cũng theo Ths. Đỗ Thị Hải, Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội đã thực hiện điều tra thực trạng kỹ năng sống của trẻ vị thành niên. Hàng nghìn phiếu hỏi được gửi đến các đối tượng là học sinh THCS, THPT, sinh viên năm thứ nhất của một số trường ĐH, CĐ ở Hà Nội với mong muốn trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của học sinh, sinh viên và nhu cầu của họ để thiết kế một chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp. Với 1043 phiếu hỏi gửi tới 3 trường ĐH, CĐ, 2 trường THPT và 2 trường THCS. Số liệu điều tra cho thấy, có trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% các em chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống; có 76,4% trả lời rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống; hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Học KNS chính từ môi trường hoạt động
Nói về dạy kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên BCH TƯ Đoàn TNCS HCM, Phó trưởng Ban Thanh niên trường học ví von: Học kỹ năng sống cũng giống như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết được. Để rèn luyện KNS, nên cho các em chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường; tham gia các trò chơi vận động, trò chơi đối kháng để
Ths. Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội: Giáo dục KNS là những tác động có ý thức giúp đối tượng rèn luyện và phát triển KNS để sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, ứng phó với sức ép và sự lôi kéo thiếu lành mạnh trong cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất cũng như có cách xử lý tích cực nhất để đối phó với những thách thức trong cuộc sống
từ đó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm. KNS sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy chứ không phải chỉ từ những bài giảng trên lớp về KNS. Nếu chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.
“Trong những lần đi cơ sở mình thấy có 1 số trường triển khai các hoạt động rất hiệu quả. Ở thành phố HCM, một số trường làm rất mạnh việc đưa học sinh sinh viên đến thăm quan các bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các nhà máy cơ quan xí nghiệp, làng nghề truyền thống. Sau đó, tùy từng trường tổ chức các trò chơi khác nhau, vừa rèn luyện tinh thần tập thể vừa rèn luyện sức khỏe, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ. Hoặc ở Hải Dương, buổi sinh hoạt cuối tuần chiều thứ 6, các trường tổ chức cho học sinh hát dân ca. Lâu nay mình nghĩ hát hò là chuyện vui vẻ, nhưng do đặc thù của dân ca thường không hát đơn mà thường hát tốp nên 5 – 7 em tập luyện được với nhau để trình bày được bài dân ca trước lớp, không chỉ tạo cho các em yêu các làn điệu dân ca truyền thống mà kỹ năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể cũng tự nhiên được hình thành…”.
Nói về chương trình giáo dục KNS, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chương trình phải được thực hiện đồng bộ trên 3 khía cạnh. Thứ nhất là công tác thông tin và truyền thông để gia đình, xã hội, nhà trường và các học sinh sinh viên nhận biết về kỹ năng sống gồm những gì và được hình thành như thế nào? Thứ hai, cách triển khai tốt nhất là tích hợp luôn vào chương trình trường học thân thiện học sinh tích cực. Thứ ba, cần có một đội ngũ giáo viên hay huấn luyện viên mang tính chất kỹ nghệ chứ không phải mang tính lý thuyết để có thể tập huấn, điều phối những hoạt động đào tạo kỹ năng cho các em. Đó là người có thể tổ chức trò chơi từ việc lên kế hoạch, lựa chọn địa điểm, tìm kiếm ngân sách, tổ chức và đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm.

Trẻ sẽ học được nhiều về KNS qua các trò chơi dân gian như thế này
Ths. Đỗ Thị Thanh Hải thì chia sẻ, hình thức sinh hoạt CLB theo chủ đề cũng rất hiệu quả, có thể áp dụng trong sinh hoạt của nhà trường. Còn với hình thức giao lưu, truyền thông, tư vấn, Ths. Hải cho rằng, nên khuyến khích sự chủ động bằng sự giao lưu 2 chiều với các em bằng việc đề nghị các em gửi câu hỏi nói lên những thắc mắc, băn khoăn, bức xúc… Bằng hình thức này, khoảng cách giữa các em và chuyên gia tư vấn được rút ngắn. Thêm nữa, khi các chuyên gia tư vấn trả lời câu hỏi của một số em sẽ có hàng nghìn học sinh cùng nghe, thảo luận nên có tác dụng rất tốt. .
Ths. Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hộiGiáo dục KNS là những tác động có ý thức giúp đối tượng rèn luyện và phát triển KNS để sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, ứng phó với sức ép và sự lôi kéo thiếu lành mạnh trong cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất cũng như có cách xử lý tích cực nhất để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
Hiếu Nguyễn/GD&TĐ