Thứ ba, 22/5/2018, 21h50

Học lại nghề sau khi… tốt nghiệp ĐH-CĐ

Ghi nhn mt s trưng TC và CĐ có đào to bc TC cho thy, t l ngưi hc đã có bng ĐH-CĐ đăng ký hc ngh là không ít. Tình trng này xut phát t nhiu nguyên nhân, như chn ngành ngh không phù hp, ngành hc đang tha lao đng khó xin vic làm, hc thêm ngh đ b sung k năng và kiến thc cho công vic đang làm…

Gi thc hành ngh đin lnh ca hc viên Trưng TC Kinh tế K thut Q.12 (TP.HCM)

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là học TC không phải… thất nghiệp.

Hc văn bng 2 bc TC

Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định, những năm gần đây số người có bằng ĐH-CĐ đi học TC ngày một nhiều. Tuy nhiên, không phải các bạn bỏ hẳn chuyên môn đã học mà là học thêm một ngành nghề TC nào đó để bổ sung vào hồ sơ xin việc, qua đó cơ hội việc làm sẽ tốt hơn, và thu nhập cũng cao hơn. Trong số đó có không ít người đăng ký học tiếng Hàn, tiếng Nhật để đi du học, xuất khẩu lao động hoặc chuyển đổi môi trường làm việc.

Học TC để bổ sung, nâng cao giá trị hành nghề của tấm bằng ĐH-CĐ là nhu cầu có thật. Bà Nguyễn Thị Phương Mai (Trưởng phòng Tuyển sinh Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) cho biết tại trường có nhiều người đã có bằng ĐH-CĐ đang theo học TC hoặc các lớp học ngắn hạn do yêu cầu công việc. Theo đó, người học đã có việc làm tương đối ổn định đăng ký học TC các ngành dược, y sĩ, công nghệ thông tin và dịch vụ pháp lý. “Những người đang làm công tác nhân sự, hành chính, công việc yêu cầu kiến thức pháp luật ở trình độ TC, vì vậy họ đăng ký học ngành dịch vụ pháp lý với thời gian đào tạo một năm”, bà Mai nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nhật (nguyên Trưởng phòng Đào tạo - Tuyển sinh Trường TC Y dược Vạn Hạnh) thông tin: Số người học văn bằng 2 tại trường chiếm khoảng 50%, trong đó đăng ký học nhiều nhất là ngành điều dưỡng và dược. Lý do học văn bằng 2 là ngành nghề đã học không xin được việc làm, lương thấp, đặc biệt là cơ hội thăng tiến không có; số ít học để nâng cao khả năng thực hành, bổ trợ kiến thức chuyên môn. Còn đại diện Trường TC Nhân Đạo cho biết năm 2017, trường có 6 học viên đã có bằng CĐ theo học các ngành công nghệ thông tin, điện lạnh, điện công nghiệp, công tác xã hội và chăm sóc sắc đẹp. Hầu hết học viên này thất nghiệp sau một thời gian dài tốt nghiệp CĐ nên chọn giải pháp học TC nghề để mong tìm được việc làm.

Không chỉ có những người đã tốt nghiệp ĐH-CĐ mà ngay cả những người sở hữu tấm bằng TC cũng đi học lại… TC. Bà Huỳnh Thị Thu Trang (Trưởng phòng Đào tạo Trường TC Kinh tế Kỹ thuật Q.12) cho biết trường có nhiều học viên học lại TC khi đã có bằng TC từ nhiều năm trước. Bà Trang lý giải: “Sở dĩ có tình trạng này là do người học chọn ngành nghề không phù hợp với sở trường, cố gắng hoàn thành chương trình nhưng khi đi làm không trụ được với nghề, phải chọn học một nghề khác hoặc tấm bằng TC đầu tiên không cho họ cơ hội việc làm như mong muốn”.

Lãng phí ln trong đào to

ThS. Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) cho rằng việc đã có bằng ĐH-CĐ mà đi học lại TC là quá lãng phí về thời gian cũng như kinh tế. Đó là chưa kể người học đánh mất cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến trong nghề mà họ đã chọn.

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp triển khai phương pháp giảng dạy và đánh giá theo năng lực người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (Phó Giám đốc Viện Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) nhìn nhận chương trình đào tạo ở một số trường hiện nay chưa giúp người học ra trường làm chủ kiến thức cũng như kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người học không được nhà tuyển dụng đánh giá cao, và để không phải thất nghiệp bắt buộc họ phải đi học ngành nghề khác. “Đào tạo người học ra trường phải làm được việc chứ không thể đào tạo ra rồi phải đi học thêm, hay đào tạo lại để bổ trợ kiến thức chuyên môn”, ông Tuấn nói. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá: “Năng lực hành nghề của người học hệ giáo dục nghề nghiệp hiện còn hạn chế, dẫn chứng là sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại. Việc người học đã có việc làm, đi học TC để bổ sung kiến thức nhằm nâng cao giá trị hành nghề là cần thiết nhưng phải chọn lại nghề để có việc làm là chuyện đáng bàn”.

Để không phải mất thời gian và tiền bạc học lại TC khi đã có bằng ĐH-CĐ, ông Lâm đề nghị các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… làm tốt công tác hướng nghiệp, dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai gần để người học có cơ sở chọn ngành nghề phù hợp. Riêng đối với người học, ông Lâm khuyên chọn ngành nghề vừa sức, ra trường có việc làm ngay, không cố vào trường ĐH-CĐ cho bằng được để rồi bỏ học giữa chừng hoặc ra trường nhưng thất nghiệp.

T.Anh