Thứ ba, 3/7/2018, 21h39

Học sinh lớp 4 xây... thành phố thông minh

Trăn tr trưc thc trng ô nhim ti TP.HCM, bng cái nhìn tr thơ và tình yêu thiết tha vi thành ph, nhóm 5 hc sinh lp 4 Trưng Tiu hc H Văn Huê (Q.Phú Nhun) đã cùng nhau xây dng mô hình “TP.HCM đô th thông minh”. Mô hình trên đã đot gii khuyến khích cuc thi Sáng to dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2018.

Mô hình “TP.HCM đô th thông minh” ca nhóm hc sinh lp 4 Trưng Tiu hc H Văn Huê (Q.Phú Nhun) trưng bày ti cuc thi Sáng to dành cho thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2018

Theo đó, nhóm thực hiện mô hình đã xây dựng những nguồn năng lượng xanh thay thế cho năng lượng khí đốt như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước để hạn chế tối đa khí thải. Đồng thời, với thiết kế tối ưu, mô hình cho phép mở ra nhiều diện tích vui chơi cho trẻ, giao thông cũng thông thoáng hơn.

Đô th s dng năng lưng xanh

“TP.HCM hiện nay bị ô nhiễm quá nhiều bởi khí thải từ nhà máy, từ phương tiện giao thông. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra do quy hoạch và sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cá nhân. Muốn giảm ô nhiễm, em nghĩ trước hết phải hạn chế nguồn năng lượng khí đốt. Đồng thời tìm ra được giải pháp về hạ tầng để thích ứng được với sự phát triển của phương tiện cá nhân”, Nguyễn Đình Phú (học lớp 4/3, thành viên nhóm thực hiện mô hình) cho biết. Từ ý tưởng đó và có chung niềm đam mê lập trình, lắp ghép, 5 thành viên trong CLB Stem Robotic của trường đã mày mò sáng tạo và cho ra đời mô hình “TP.HCM đô thị thông minh”.

Nguyễn Ngọc Phú Hùng (học lớp 4/1, thành viên nhóm) giới thiệu: “Đô thị thông minh tức là không sử dụng năng lượng gây ô nhiễm nữa mà thay vào đó là nguồn năng lượng xanh như cây cối, năng lượng điện mặt trời, năng lượng từ sức gió. Hệ thống giao thông sẽ thông thoáng hơn với cầu đi bộ có trang bị đường trượt băng ở giữa để đảm bảo đi lại được dễ dàng, nhanh chóng. Bệnh viện với tầng thượng được trồng thêm nhiều cây xanh như một khu vườn để tạo thêm mảng xanh cho thành phố và giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh”. Nguồn năng lượng xanh này, theo Hùng, sẽ được tạo ra từ một trung tâm cung cấp điện qua các cối xay gió để tạo nguồn điện từ sức gió và một con robot tạo ra điện từ năng lượng mặt trời.

Trong mô hình, tòa nhà Bitexco cùng tàu Metro sẽ liên hệ với nhau bằng một cảm biến nhìn thông qua “con mắt” được gắn trên tòa nhà. Khi tàu Metro hoạt động, cảm biến nhìn sẽ truyền tín hiệu cho trực thăng của tòa nhà hoạt động. Đồng thời, cảnh báo trước những sự cố về giao thông, từ đó hạn chế được tai nạn. Điều đặc biệt của đô thị thông minh là diện tích khu vui chơi chiếm tới 1/2. Theo Đình Phú, điều này thể hiện mong ước của trẻ em về một đô thị mà ở đó có nhiều khu vui chơi, trẻ em có thể được vui chơi thỏa thích với nhiều trò chơi như đu quay, cầu trượt, có chỗ để chạy nhảy, thả diều mà không bị vướng víu xe cộ, nhà cửa...

Không ngng sáng to

Cô Nguyễn Thị Thi (giáo viên hướng dẫn nhóm) cho biết các em hoàn toàn tự lên ý tưởng, xây dựng và lắp ghép mô hình “TP.HCM đô thị thông minh”. “Tôi chỉ là người hướng dẫn và cố vấn cho các em trong các khâu thực hiện. Mọi ý tưởng xây dựng từ khu vườn bệnh viện, hồ bơi trong khu dân cư cho đến khu vui chơi, tàu Metro hay tòa nhà Bitexco... đều do các em lắp ghép. Vai trò của tôi chỉ hướng dẫn các em trong việc lập trình hoạt động”, cô Thi cho hay.

“Không ch th hin tính sáng to, xa hơn na mô hình phát đi thông đip v bo v môi trưng, không x rác ba bãi”, cô Nguyn Th Thi (giáo viên hưng dn nhóm) nhn mnh.

Chỉ từ những miếng ghép lego đơn giản, bằng trí tưởng tượng và sáng tạo không ngừng, các em đã tạo ra mô hình về một thành phố theo mơ ước của mình. “Chưa thực sự hoàn hảo và đâu đó còn có chút phi lý nhưng mô hình thể hiện suy nghĩ rất trưởng thành của các em, nhìn nhận ra thực trạng của thành phố. Đặc biệt là thể hiện được tình yêu thành phố, trách nhiệm của bản thân các em với thành phố”, thầy Đặng Bá Tiến (giáo viên Trường THCS Lý Thường Kiệt, Q.Bình Tân) đánh giá.

Từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thiện mô hình, nhóm thực hiện mất 2 tuần. Công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất là xây dựng cầu bộ hành cùng tòa nhà Bitexco. “Cầu bộ hành xây dựng thường xuyên bị sập, do đó chúng em phải gắn thêm thật nhiều cột. Còn tòa nhà Bitexco, khó nhất là khâu kết nối máy bay với tòa nhà, phải làm đi làm lại nhiều lần vì khi máy bay hoạt động là kéo tòa nhà đổ”, Nguyễn Sỹ Nguyên (học lớp 4/4, thành viên nhóm) chia sẻ.

Với tham vọng có thể “tham mưu và hiến kế” cho các nhà hoạch định chính sách để xây dựng một thành phố đầy năng lượng nhưng thân thiện và thông minh, nhóm bày tỏ niềm mong muốn “trẻ em sẽ được dành nhiều sự quan tâm hơn nữa thông qua những khuôn viên vui chơi rộng lớn với nhiều cây xanh và các trò chơi đa dạng”.

Yến Hoa