Thứ ba, 24/4/2018, 21h43

Khi văn học bước ra ngoài trang sách

i góc nhìn mi m ca hc sinh, rt nhiu nhng tác phm văn hc đã tht s sng dy, các nhân vt văn hc bưc ra ngoài trang sách, đi vào đi thc mt cách t nhiên, gn gũi, đy tính nhân văn.

Cnh trong v kch “Sơn Tinh Thy Tinh” ca hc sinh Trưng THPT Ging Ông T

Không chỉ chỉn chu về trang phục, sự sáng tạo, thăng hoa trong kịch bản, các “diễn viên” học sinh còn diễn xuất rất tròn vai dù vẫn còn đó chất ngô nghê rất học trò. Các tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, văn học thế giới trở nên “lung linh” như những thước phim… Đây cũng là một hướng đi mới, hướng tiếp cận mới, “thổi” tình yêu văn học vào học sinh và ươm lên những mầm đam mê diễn xuất.

Nhng “ba tic” kch văn hc

Trong một trưa đầu tháng 4, dưới không gian oi nồng của những ngày chớm hè, học sinh Trường THPT Thủ Đức (Q.Thủ Đức) vẫn kiên nhẫn, trật tự ngồi trong hội trường, chăm chú theo dõi những tác phẩm văn học được chuyển thể thành kịch. Thỉnh thoảng lại có những tiếng xuýt xoa vì “bạn diễn quá đạt”. Thậm chí nước mắt đã rơi trong những cao trào. Phía trên sân khấu, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, ông Trương Ba say sưa, đau khổ nói lên những dằn vặt khi mang trên mình thân xác của lão hàng thịt. Vẻ mặt khắc khổ, thân hình thô kệch, ông ngồi vật xuống, ôm mặt nức nở khi nghe đứa bé Gái, cháu nội mình tạt gáo nước lạnh “tôi không phải là cháu gái ông” và sự khước từ đến nhẫn tâm của người vợ “ông thì còn biết nghĩ đến ai?”.

Ở “Chiếc lược ngà”, lớp 11C5 lại lấy đi nước mắt người xem bởi sự thiêng liêng của tình phụ tử. Từ những chi tiết nhỏ như cô con gái Thu cự cãi cha khi nấu cơm, hất xuống đất miếng ăn cha gắp trong bữa cơm đoàn tụ và cái tét mông nóng giận của người cha… đều được chuyển thể một cách khéo léo, giản đơn lại không hề khiên cưỡng. Cả hội trường như lặng đi trong phân cảnh cô con gái Thu đón nhận tin cha mất và rưng rưng nhận lại kỷ vật của cha là một chiếc lược ngà như một minh chứng của tình phụ tử.

Bên cạnh đó, văn học dân gian cũng là một mảnh đất màu mỡ để học sinh lựa chọn. Trong chuyên đề văn học mới đây, học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2) đã mang đến những khoảnh khắc ấn tượng khi bạo dạn chuyển những “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Mỵ Châu Trọng Thủy”, “Tấm Cám”… thành những vở kịch vừa mang đậm sắc màu huyền thoại, vừa sáng tạo, đầy mới mẻ trong cách cảm của người trẻ nhưng lại vẫn không mất đi nội dung vốn có của tác phẩm.

Hay trước đó, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) cũng đã thành công khi chuyển thể những tác phẩm như “Cổ tích ngọc trai”, “Trầu cau”... thành những vở nhạc kịch đầy huyền hoặc.

Không chỉ dừng lại ở bậc THPT, rất nhiều những tác phẩm văn học cũng được học sinh bậc THCS chuyển thể thành kịch như Trường THCS Dương Bá Trạc (Q.8) với tác phẩm “Tắt đèn”, Trường THCS Lê Lai (Q.8) với Anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. Ở đó, dù không tránh khỏi những ngô nghê, vụng về về diễn xuất, lời thoại đôi lúc “vấp” lời nhưng cơ bản, cái hồn của tác phẩm văn học vẫn được trao đi một cách trọn vẹn.

Âm hưng vang xa

Thành công của những vở kịch văn học này phải kể đến trước hết là thành công trong cách sử dụng phục trang một cách tài tình, ấn tượng khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, vẻ thô kệch đến kệch cỡm, đáng thương của ông Trương Ba hiện lên từ cái gấu quần bên cao bên thấp, cái bàn ghế tre rung lên trong cách ông Trương Ba ngồi làm người xem thích thú.

Với “Một người mẹ”, hình ảnh thời gian được ẩn dụ bằng hàng cây khi các nhân vật phụ xoay tấm bảng, một mặt là hàng cây xanh mướt, một mặt úa vàng. Không cần quá nhiều lời, cũng chẳng cần phải sử dụng quá nhiều phân cảnh, chỉ cần riêng sự thay đổi này đã đủ sức thuyết phục đến ngay cả khán giả khó tính. Hình ảnh những con sóng trong “Sơn Tinh Thủy Tinh” được thay thế bằng tấm vải xanh đầy chuyên nghiệp.

Theo cô Bùi Th Nhung (giáo viên ng văn Trưng THPT Th Đc), vic sân khu hóa các tác phm văn hc khiến nhng tác phm tr nên gn gũi và d đi vào lòng hc sinh hơn.  mi tác phm li th hin s sáng to ca hc sinh theo cách cm riêng ca các em nhưng trên hết, cái hn ct thì không thay đi. Vi nhng em đam mê din xut thì đây là sân chơi đ các em tha mãn và th sc vi đam mê ca mình”.

Đặc biệt, phần lời bình và nhạc trong kịch khiến mỗi tác phẩm khi thì được đẩy lên đến cao trào, khi thì trầm lắng theo nội tâm của nhân vật. Ở đó, còn được khéo léo lồng ghép những thông điệp giáo dục như hãy sống đúng với bản thân mình, sống với con người thật của mình đừng nên “vay mượn” bất kỳ ai; hãy yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ, đừng làm cha mẹ buồn…

Theo cô Bùi Thị Nhung (giáo viên ngữ văn Trường THPT Thủ Đức), việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học khiến những tác phẩm trở nên gần gũi và dễ đi vào lòng học sinh hơn. Ở mỗi tác phẩm lại thể hiện sự sáng tạo của học sinh theo cách cảm riêng của các em nhưng trên hết, cái hồn cốt thì không thay đổi. Với những em đam mê diễn xuất thì đây là sân chơi để các em thỏa mãn và thử sức với đam mê của mình”.

Còn cô Phí Thị Thu Lan (giáo viên ngữ văn Trường THPT Lê Quý Đôn) nhận định rằng, khi các tác phẩm được chuyển thể thành kịch, thành nhạc kịch là tình yêu với văn học cũng từ đó mà “lan tỏa”.

Được đánh giá cao với vai Trương Ba trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Nguyễn Đức Đan (lớp 12C2) cho biết, cậu khá tâm đắc với nhân vật, dù đây là nhân vật nhiều lời độc thoại và rất khó để hóa thân. “Bản thân em mong muốn trở thành một diễn viên kịch nên khi đã diễn là hết mình. Cũng coi đây là một cuộc thử sức mình với loại hình nghệ thuật này, từ đó thuyết phục cha mẹ cho mình theo đuổi đam mê”.

Việc sân khấu hóa tác phẩm văn học đang trở thành một hướng rẽ mới trong nhà trường để các tác phẩm văn học được tiếp cận đến học sinh một cách mới mẻ, sinh động và dễ cảm. Từ đó khiến việc học văn không còn nhàm chán và còn là sân chơi để những đam mê diễn xuất được vẫy vùng.

Bài, nh: Yến Hoa