Thứ bảy, 4/8/2018, 22h11

Khổ vì con sống khô khan, lạnh lùng

Các bc cha m s cm thy rt bc bi và lo lng khi bé con ca mình sng lnh lùng không đ ý đến cm xúc và nhu cu ca nhng ngưi xung quanh, không biết lng nghe, thu hiu và đng cm vi ngưi thân, bn bè, đôi khi còn nh nhen, ích k ch biết mình, đùa ct trên nhng ni đau, làm tn thương ngưi khác mà không h hay biết.

Ảnh: I.T

Theo các chuyên gia tâm lý, thái độ quan tâm, tử tế và đồng cảm với người khác không tự nhiên có, mà phải được giáo dục một cách khoa học và nhất quán.

1. Giúp con nhận thấy hậu quả của sự lạnh lùng. Nếu trẻ tiếp tục tỏ ra vô cảm một cách lạnh lùng, bạn nên cho trẻ thấy những hậu quả. Đừng nên đối chất với trẻ trước mặt bạn bè của nó hay nhiều người, làm như thế sẽ có hại hơn có lợi, trẻ cảm thấy bị mất mặt trước bạn bè và người khác khiến việc giáo dục trẻ không đạt hiệu quả như mong muốn. Khi chỉ có bạn với trẻ, hãy vạch rõ thái độ dửng dưng, giải thích cho trẻ hiểu đó là điều không đúng và sau đó đưa ra hậu quả. Chẳng hạn: “Nếu con không biết đối xử với người khác tử tế, con sẽ không có ai quý và chơi với con”, hoặc “Con nói về bạn như thế sẽ khiến bạn tổn thương, con cần phải xin lỗi bạn ấy”. Cha mẹ hãy dứt khoát, giữ bình tĩnh và nhất quyết không nhượng bộ. Người lớn trong gia đình dạy trẻ các cách nói giảm, nói tránh một cách tế nhị để biểu lộ cảm xúc thân thiện khiến người khác hài lòng.

2. Cho trẻ được có cơ hội cảm nhận sự lạnh lùng: Đọc cho con nghe những câu chuyện hoặc cho trẻ chứng kiến các tình huống có cách ứng xử lạnh lùng và để ngỏ kết thúc giúp trẻ phán đoán diễn biến. Thường xuyên đặt cho trẻ câu hỏi “Con cảm nhận như thế nào?”, “Con sẽ ra sao khi rơi vào tình cảnh éo le? Bạn có thể hỏi con cảm nhận thế nào khi có ai đó nói với con những lời khó nghe như thế? Hoặc “nếu con là bạn ấy thì con sẽ ra sao?”. Cha mẹ hãy gương mẫu để cho trẻ chứng kiến những hành vi biết chia sẻ, lắng nghe và không nói những lời tổn thương người khác.

3. Tập trung vào nỗi đau khổ của người khác khi bị trẻ đối xử lạnh lùng: Khi bé tỏ ra thờ ơ, làm đau người khác bằng lời nói dửng dưng hay thái độ hờ hững thì bạn không nên xem thường, không cho qua hay lảng tránh mà hãy khuyên bé có những hành động hối lỗi.

4. Cùng bé thực hành những việc tốt: “Trăm nghe không bằng một thấy”, điều này rất đúng trong việc giáo dục để hạn chế sự khô khan, lạnh lùng của trẻ. Cách tốt nhất thu hút sự quan tâm, nhạy cảm của bé không phải bằng cách nói ra mà là sự cảm nghiệm bằng hành động. Có nhiều cách để thể hiện, quan trọng nhất là để bé tự giác thực hiện. Trẻ tự mình giúp đỡ, chia sẻ nỗi đau, nỗi buồn của người khác… Cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia các việc từ thiện hoặc những việc có ích ở khu phố, làng xóm. Khuyến khích trẻ tự tay làm những món ăn cho người thân, mua những món quà tặng nhân dịp những ngày ý nghĩa...

5. Luôn kiên quyết đòi hỏi trẻ sửa sai: Con bạn khiến người khác bị tổn thương, cha mẹ không nên lảng tránh. Cha mẹ hãy tập trung vào nỗi đau của bạn bè trẻ. Mỗi khi con có biểu hiện lạnh lùng, dửng dưng, hãy nói trực tiếp cho trẻ biết rằng những gì con đang làm là vô cảm và giải thích cho con nghe hậu quả của những thái độ ấy. Nhấn mạnh với trẻ rằng sẽ không ai muốn chơi với một người không biết đối xử tử tế, đồng cảm với người khác, mà chỉ biết riêng mình.

Khi con sống lạnh lùng, khô khan, cha mẹ hãy uốn nắn con một cách từ từ. Đó là một quá trình lâu dài và phức tạp. Cha mẹ không nên buông xuôi, nản lòng khi kết quả đạt được còn khiêm tốn. Những đứa trẻ sống với cha mẹ luôn biết quan tâm đến người khác thì chúng cũng biết đồng cảm với nỗi niềm của những người xung quanh vì cha mẹ làm gương cho chúng về những thái độ đó. Và sự tử tế, nhạy cảm cũng “thấm” dần trong cách hành xử của bé. Do đó, cách tốt nhất để làm giàu cảm xúc tích cực và giáo dục bé biết sống vì mọi người chính là sự gương mẫu của các bậc phụ huynh. Cha mẹ hãy giáo dục trẻ càng sớm càng tốt để trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)