Thứ ba, 25/7/2017, 21h01

Không cải thiện được hạ tầng giao thông: Sẽ không có liên kết vùng

Đó là kiến ngh đưc các đi biu đưa ra ti Hi ngh “Điu chnh quy hoch xây dng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2050” din ra chiu 25-7. Phó Thng Chính ph Trnh Đình Dũng, Bí thư Thành y Nguyn Thin Nhân ch trì hi ngh.

Phó Th tưng Trnh Đình Dũng phát biu ti hi nghẢnh: L.H

Tham dự hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành Trung ương; Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng đại diện một số tỉnh, thành khu vực.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP cơ bản thống nhất với đề án vùng nhưng Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các tỉnh, thành để có tổng thể quy hoạch chung cũng như cơ chế thống nhất trong phối hợp. Nếu không có những cái chung sẽ gây ra hạn chế trong phát triển vùng. Vì trước đây đã bàn nhiều về vấn đề này nhưng do không có sự thống nhất dẫn tới hiệu quả chưa cao. Chính phủ phải quan tâm và cần giao cho một phó thủ tướng chủ trì. Các bộ ngành Trung ương cần hỗ trợ về hành lang pháp lý trong quy hoạch vì quy hoạch có đẹp có tốt nhưng không có cơ chế quản lý; tài chính; phân bổ nguồn lực… sẽ không làm được...

Đồng thời, Chủ tịch TP.HCM cũng đề nghị, việc quy hoạch khoảng 3.000ha đất để trồng lúa nước tại TP.HCM nên quy hoạch cho tỉnh khác sẽ phù hợp hơn.

“TP.HCM phải gắn chặt chẽ với các tỉnh, TP trong vùng và không thể phát triển được nếu không có sự gắn kết này. Do đó, TP sẽ phát triển mạnh những ngành dịch vụ công nghệ cao, chiếm tỷ lệ lao động ít”, đồng chí Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cũng mong muốn, trong quy hoạch giao thông cần phải tính toán chặt chẽ, hợp lý nếu không đây sẽ là “nút thắt” làm cho quy hoạch vùng không thể phát triển.

Đồng ý với vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm mong Chính phủ đặc biệt quan tâm tới vấn đề liên kết vùng TP.HCM. “Có cảng Cái Mép nhưng hàng hóa của các doanh nghiệp không thể xuống đây vì ách tắc giao thông nên Bình Dương phải tự thân vận động để có được một hệ thống giao thông cơ bản thuận lợi như bây giờ. Phải coi đây là chương trình trọng điểm để quy hoạch nhanh nhất, sớm nhất”, ông Liêm nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Quốc Tuấn tâm tư: “Cảng Cát Lái đã quá tải về mọi mặt nhưng để khai thác tốt nhất hệ thống cảng hiện đại của Cái Mép - Thị Vải phải có giải pháp cụ thể. Rõ ràng, nếu hệ thống giao thông của các tỉnh về cảng này còn khó khăn, hạn chế thì không thể khai thác được hết công năng của cảng này - đây là một sự lãng phí rất lớn và làm cho tính liên kết vùng không chặt chẽ”.

Theo đó, ông Quốc kiến nghị, cần có kết nối hoàn chỉnh về hạ tầng giao thông để tránh tình trạng kẹt xe. Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được phê duyệt, quan tâm tạo điều kiện triển khai dự án nhằm giải tỏa hàng hóa về cảng Cái Mép - Thị Vải; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nhằm giải tỏa hàng hóa cho triển khai sớm; cầu Phước An nối Nhơn Trạch (Đồng Nai) với cao tốc Bến Lức - Long Thành, xem xét đưa vốn đầu tư công.

Xung quanh quy hoạch vùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, so với quy hoạch vùng năm 2008 với đề án lần này có nhiều điểm mới, triển vọng giúp cho các tỉnh, thành phát triển tiềm năng lợi thế của mình để cùng hướng đến cái chung nhất. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu của quy hoạch vùng trong thời gian qua, giao thông lại làm chậm.

“Cái gì mà Quốc hội đã quyết về vốn như ODA thì mong Chính phủ giữ cho vùng. Về kết nối giao thông cần phải cùng triển khai và cùng làm. Cần xem xét phát triển tuyến đường sắt trên cao; định hướng phát triển vùng lên phía Bắc là phù hợp vì đây là vùng cao; rà soát và giúp TP.HCM phát triển lại vùng phát triển. Trong quy hoạch vùng, vấn đề quan trọng là phối hợp liên kết vùng để kết nối giao thông, cần phải làm chung một cách nhanh nhất, có hiệu quả; vấn đề quản lý sâu, nguồn nước, chống ngập và xâm nhập mặn; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trong vùng có trung tâm tài chính. Cố gắng làm rõ tính khả thi của quy hoạch về mặt tài chính…”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nêu ý kiến.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị lãnh đạo 8 tỉnh trong vùng TP.HCM điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP, vùng động lực quan trọng của cả nước, làm sao để TP.HCM phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế. Việc điều chỉnh phải khai thác hết tiềm năng lợi thế, kết nối hạ tầng giao thông, kinh tế trong vùng. Đầy đủ tính khoa học, quy hoạch điều chỉnh hoàn thiện…

Theo Phó Thủ tướng, việc điều chỉnh quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với TP.HCM mà đối với phía Nam và cả nước. Do đó, việc có quy hoạch vùng (năm 2008) là rất quan trọng nhưng khi đó mới chỉ là quy hoạch địa phương, tạo cơ sở, môi trường cho đầu tư phát triển. Và thực tế đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm, nhất là ứng phó với thách thức về hạ tầng, biến đổi khí hậu, phát triển giao thông... Đề án lần này là tổng hợp, rà soát để hoàn chỉnh sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lê Huy