Thứ bảy, 21/10/2017, 23h05

Không tự chủ: Các trường ĐH có nguy cơ đào thải

Các trưng ĐH cn thy trách nhim ca mình trưc vn đ t ch vì nếu không thc hin t ch s có nguy cơ đào thi và tt hu rt xa.

Phó Th tưng Vũ Đc Đam trao đi vi các đi biu bên l hi tho. Ảnh: C.P

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận định như vậy tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GD ĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP (ngày 24-10-2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017) diễn ra ở Hà Nội mới đây.

Bộ trưởng đánh giá cao 23 trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ, coi đây là những đầu tàu, có vai trò dẫn dắt cả hệ thống ĐH thực hiện tự chủ trong giai đoạn tới. Đồng thời, yêu cầu nhóm nghiên cứu, các đơn vị thuộc bộ sau hội nghị này rà soát, đánh giá để có báo cáo ngắn gọn, khả thi, cụ thể. Từ đó, báo cáo Chính phủ xin tiếp tục thực hiện tự chủ, không chỉ cho các trường đang tự chủ mà cả những trường chưa thực hiện.

Về các ý kiến liên quan đến cơ chế chính sách tự chủ, Bộ trưởng cho biết: “Những gì thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ làm một cách tối đa, không phải vì các trường mà vì lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, không phải chỉ Bộ GD-ĐT tiên phong là xong, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến các bộ, ngành khác. Vì vậy, rất cần sự đồng bộ và hiệp đồng trách nhiệm trong quá trình triển khai”.

Bộ trưởng thông tin thêm, tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung vào quá trình hậu kiểm để nhìn nhận những trường ĐH nào làm tốt, chỉ ra điểm mạnh, yếu của mỗi trường. Do vậy, mỗi trường cần phải nâng cao hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các trường cần quan tâm xây dựng quy tắc, quy chế công khai, từ đào tạo, mở ngành, tài chính, nhân sự để Hội đồng trường tham gia, qua đó giám sát. Mấu chốt của hội đồng trường là quyết định những vấn đề lớn và kiểm soát. Muốn kiểm soát được phải có quy định, quy chế, có vậy hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường mới cao.

Nâng cao năng lực quản trị, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng là những vấn đề Bộ trưởng lưu ý với các trường ĐH trong quá trình thực hiện tự chủ.

Không còn là lúc bàn có cn t ch hay không

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đây không còn là lúc bàn có cần tự chủ hay không mà phải làm với trách nhiệm rất cao của các bộ, đặc biệt của các trường ĐH. Chúng ta phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Đất nước chỉ có thể phát triển nhanh hơn, bền vững hơn khi có nguồn nhân lực chất lượng cao. Không nâng cao chất lượng GD ĐH, chúng ta không hoàn thành trách nhiệm với đất nước, với xã hội; bị thua thiệt so với các trường ĐH khác, ĐH nước ngoài; gây lãng phí cho xã hội, người dân”.

Để tạo điều kiện cho các trường tự chủ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT tháo gỡ tối đa, bỏ các quy định hành chính, cứng nhắc như tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tỷ lệ giảng viên cơ hữu vốn để ngăn chặn tiêu cực những trường yếu kém nhưng vô hình trung lại kìm hãm các trường đã tự chủ tốt.

“Việc thực hiện thí điểm tự chủ ĐH do lúc đầu còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng qua tổng kết chúng ta thấy rằng cần làm tiếp. Bộ GD-ĐT cần tiếp thu, tổng kết các ý kiến báo cáo Chính phủ để cho phép các trường tiếp tục thực hiện tự chủ và lan toả tinh thần này để tất cả các trường ĐH đều phải tự chủ theo đúng nghĩa. Chúng ta buộc phải làm mạnh mẽ hơn. Các trường ĐH của Việt Nam không thực hiện tự chủ, không thành các trường mạnh thì nhân lực chất lượng cao sẽ không như mong muốn. Đây là trách nhiệm vì đất nước”, Phó Thủ tướng nói.

T.S

Tại hội nghị, báo cáo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho thấy, sau gần 3 năm triển khai thực hiện mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá tích cực, các cơ sở GD ĐH đã có những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận. Các trường tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn nữa trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động. Thời gian mở ngành nhanh chóng hơn giúp các trường chủ động đào tạo, tận dụng cơ hội mở ngành để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Các trường chủ động hơn trong thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể, nâng cấp các đơn vị trong trường. Cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý hơn do lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên, trong khi đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên, nhân viên) giảm xuống. Về tài chính, tổng thu (không tính đầu tư xây dựng cơ bản) giai đoạn sau tự chủ so với trước tự chủ tăng 16,6%. Cơ cấu các khoản thu của các trường ĐH công lập tự chủ chưa có sự thay đổi rõ rệt trước và sau tự chủ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều khó khăn, vướng mắc cũng đã bộc lộ cần được tháo gỡ. Cụ thể như: Thiếu quy định và định nghĩa cụ thể về tự chủ và quyền của các trường ĐH trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường; nhiều quy định, văn bản pháp lý chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường ĐH tự chủ; tính thiếu đồng bộ, thống nhất và khả thi trong hệ thống các văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách về thực hiện tự chủ ĐH; việc giao quyền tự chủ đối với GD ĐH mới chỉ thực hiện trong phạm vi thí điểm, chưa trở thành yêu cầu cấp thiết với các trường; điều kiện tự chủ mới chỉ tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài chính chưa tính đến năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý của các cơ sở đào tạo…

Nhóm PV