Thứ năm, 18/1/2018, 21h24

Khuyến khích sử dụng thực phẩm siêu thị

Bà Phm Khánh Phong Lan - Trưng Ban Qun lý ATTP TP khuyến cáo ngưi dân không mua thc phm trôi ni. Ảnh: N.Trinh

Vấn đề này được nói đến trong buổi họp về quy chế phối hợp kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018-2019, do Ban Quản lý ATTP TP.HCM tổ chức chiều 18-1.

Quy chế phối hợp kiểm soát chất lượng, ATTP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018-2019 thực hiện giữa Ban Quản lý ATTP, Sở Công thương TP và doanh nghiệp kinh doanh hệ thống chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi. Mục tiêu nhằm giám sát chất lượng, ATTP trong hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi; kiểm soát mối nguy cơ gây mất ATTP và thống kê kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm định kỳ. Qua đây đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác kiểm soát chất lượng, ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm trên thị trường.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý ATTP TP, thông qua công tác phối hợp cần cố gắng thuyết phục được người tiêu dùng (NTD) tin tưởng, lựa chọn sử dụng thực phẩm bán trong hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi. Tâm lý chung của NTD thích mua thực phẩm ở các chợ truyền thống, trôi nổi bởi vừa rẻ lại vừa nhanh. Tuy nhiên, so với thực phẩm bày bán chợ truyền thống, trôi nổi, thực phẩm bày bán tại siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, được giám sát, kiểm nghiệm mẫu định kỳ và nơi cung ứng cũng phải đạt chuẩn. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh đều tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP.

Khuyến khích NTD mua các mặt hàng thực phẩm ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi còn nhằm từng bước nâng cao chất lượng thực phẩm bày bán tại các chợ truyền thống. Song song với quá trình thực hiện quy chế phối hợp, các đơn vị chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, xử phạt, răn đe những điểm bán thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Trong công tác tham gia quy chế phối hợp, trách nhiệm của doanh nghiệp cần phải tuân thủ điều kiện đảm bảo ATTP. Phải phối hợp với Ban Quản lý ATTP thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng, giám sát hoạt động kiểm nghiệm tại doanh nghiệp; cung cấp kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm thực phẩm định kỳ hàng quý hoặc đột xuất cho ban quản lý. Cần liên hệ thông tin kịp thời cho ban quản lý khi nhận được cảnh báo nguy cơ gây mất ATTP, phối hợp truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không đảm bảo... Đặc biệt, phải công khai các thông tin về kết quả kiểm nghiệm, cảnh báo  mối nguy cơ, các thông tin liên quan trên website để tạo thuận lợi cho NTD, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc tra cứu thông tin.

Bà Phong Lan cho biết, để thuyết phục được NTD tin tưởng mặt hàng của siêu thị, chuỗi cửa hàng nhanh đòi hỏi phải có kết quả thực tế, bằng chứng cụ thể về chất lượng. Các sản phẩm phải được giám sát, kiểm định chất lượng, có nguồn gốc, tem rõ ràng. Nếu doanh nghiệp nào không công khai các thông tin về kết quả kiểm nghiệm thì Ban Quản lý ATTP sẽ công khai tên lên website.

Vừa qua, Ban Quản lý ATTP TP.HCM gửi thông tin đến 29 siêu thị trên địa bàn thành phố về việc tham gia giám sát năng lực giám sát ATTP thì có 12 đơn vị tham gia. Theo đó, 9 đơn vị đã gửi 38.833 mẫu kiểm nghiệm, trong đó có 38.330 mẫu đạt, còn lại không đạt. Và trong 12 đơn vị có 2 đơn vị có phòng kiểm nghiệm riêng; 4 đơn vị trang bị thiết bị test (kiểm tra) nhanh.

Ngc Trinh