Thứ bảy, 15/7/2017, 21h08

Kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng TNXP 15-7-2017: Tự hào 9 cô gái Kỳ Phương

Cuc kháng chiến chng M tuy phi đi qua nhiu đau thương mt mát, nhưng cũng t bom đn khói la khc lit đó đã sáng ngi nhng hình nh oai hùng ca ngưi ph n kiên trung trên đt la Hà Tĩnh anh hùng đ tr thành nhng huyn thoi sng mãi vi thi gian.

Tiu đi trưng Tưng Th Diên trên trn đa

Đó là hình ảnh của 9 cô gái dân quân thuộc Tiểu đội pháo xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tuy chân yếu tay mềm nhưng trong 27 ngày đã lập nên chiến công oai hùng.

Đi quân tóc dài canh tri bin quê hương

Trong một lần trò chuyện về quê hương, tôi may mắn gặp được vợ chồng chị Hoàng Thị Yên và anh Bùi Sĩ Hải đang ở P.17, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Chị Yên là con gái đầu của bà Hoàng Thị Liệu - một trong 9 nữ dân quân thuộc tổ thanh niên xung phong nơi vùng đất đầy mưa bom bão đạn. Chị Yên kể: “Mặc dù là con gái đầu của cha mẹ nhưng do hoàn cảnh gia đình nên vợ chồng tôi phải vào đây mưu sinh”. Cũng theo lời kể của chị Yên, hiện nay bà Liệu sống cùng với 2 đứa em ở quê nhưng những câu chuyện về tuổi thanh xuân của mẹ thì không bao giờ chị quên được. Những câu chuyện đó đã trở thành bài học lịch sử địa phương mà bất cứ ai sống ở vùng đất Hà Tĩnh đều phải mang theo trong dòng máu tự hào của mình.

Kỳ Phương - quê của 9 cô gái dân quân - là một xã nằm sát đèo Ngang có con đường huyết mạch giao thông chạy thẳng vào tuyến lửa Quảng Bình. Đây là vùng đất vừa có núi lại có biển nên địa thế cách trở bằng con đèo tiếp sức vận chuyển người và của cho chiến trường nên trở thành mục tiêu dòm ngó của quân thù. Bắt đầu từ năm 1965 máy bay Mỹ ra sức oanh tạc để tìm cách chiếm lĩnh trận địa yết hầu để cắt đứt mạch máu giao thông độc đạo của các đoàn xe tải hàng ra tiền tuyến. Vì thế chỉ một năm sau xã đội Kỳ Phương đã thành lập một tổ TNXP gồm 13 người quyết sống mái với quân thù. Theo lời kể của anh Hải, năm 1967 tổ TNXP tách ra 2 tổ gồm tổ nam đánh tàu khu trục hạm còn tổ nữ tham gia trực đánh phòng không có 9 cô gái tuổi từ 17 đến 19 với biên chế một khẩu trung liên.

Anh Bùi Sĩ Hi vi thành tích th thao ca con gái đu lòng

Trong lúc các trai làng lên đường tòng quân thì các cô gái làng lại tham gia trực chiến để thi đua với mặt trận vì thế khí thế chiến đấu rất hăng hái. Tuy sức lực nhỏ bé nhưng nào ngờ với chiến thuật “bắn chẻ đầu” mà cả tiểu đội gái đã lập nhiều chiến tích vang dội. Dưới sự chỉ huy của Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên, chỉ từ ngày 26-7 đến 21-8-1968 cả tiểu đội đã bắn rơi 3 máy bay địch.

K tích K Phương

Chưa dừng lại đó 9 o dân quân vóc dáng nhỏ bé còn phối hợp với các lực lượng khác tiếp tục bắn rơi 12 máy bay đế quốc Mỹ và trở thành đơn vị tiêu biểu của cả nước và 2 năm sau được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Để có được điều kỳ diệu đó, 9 cô gái của tiểu đội dân quân tóc dài đã phải nhiều đêm mất ăn mất ngủ, nằm dưới hầm vùi trong cát nóng để nghiên cứu chiến thuật. Qua thực tế khảo sát và kinh nghiệm từ đội bạn, Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên đưa ra phương án phải “bắn chẻ đầu” máy bay Mỹ. Trong một lần được nhà báo phỏng vấn, bà Diên giải thích, “bắn chẻ đầu” là phải chờ đúng thời cơ khi máy bay địch nhào xuống mặt đất thấp nhất, gần nhất khi đó mới nhắm thật trúng để những viên đạn từ dưới bắn lên găm thẳng vào máy bay Mỹ. Chính nhờ chiến thuật đó mà 3 chiếc thần sấm, con ma “giặc nhà trời” đã rơi xuống đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Tin vui chiến thắng bay khắp muôn nơi, niềm vinh dự lớn lao của cả tiểu đội là Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên được dự Đại hội Chiến sĩ thi đua yêu nước và ra thủ đô báo cáo thành tích với Bác Hồ.

Khi gặp Người, Tiểu đội trưởng Tưởng Thị Diên là một trong 5 đại biểu được báo cáo thành tích tại đại hội. Sau khi nghe bà báo cáo, Bác Hồ tấm tắc gật đầu: “Người thì nhỏ như hạt mít mà đánh giặc giỏi ghê! Nói như vậy nhưng không được thỏa mãn với thành tích của mình, phải cố gắng hơn nữa”. Kỷ vật đáng quý nhất là bộ quân phục và chiếc huy hiệu do Bác trao tặng cho “hạt mít” Hà Tĩnh hiện nay đã được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quân khu Bốn TP.Vinh, Nghệ An. Vinh dự hơn sau đó đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận đồi 27, đồi quyết chiến tại trận địa Kỳ Phương thăm và động viên cả tiểu đội dân quân gái, tặng mỗi o 1 chiếc bi đông và 1 chiếc mũ cối.

Thế nhưng để có được những thành tích đó chị em tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương “canh trời” cũng phải đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt và máu xương tuổi trẻ của mình. Năm 1972 trong một trận chiến đấu ác liệt với “bầy quạ đen” trên bầu trời Hà Tĩnh, nữ dân quân Hoàng Thị Văn đã anh dũng hy sinh. 8 o dân quân lúc đó cảm thấy như mất đi một phần thân thể của mình với nỗi đau khôn tả. Chiến tranh kết thúc, tiểu đội nữ dân quân Kỳ Phương lui về hậu phương chăm lo sản xuất. Một số theo gia đình làm ăn xa chỉ còn một nửa quân số ở lại quê hương. Có người có chồng con hạnh phúc nhưng có người duyên phận lỡ làng mà chiến tranh chính là “thủ phạm” chứ không ai khác. Dù tuổi cao sức yếu nhưng có dịp họ lại tìm cách gặp nhau để hàn huyên chuyện cũ với một niềm tự hào đáng kính trọng. “Niềm tự hào của thế hệ ông bà không chỉ truyền lửa cho thế hệ chúng tôi mà chắc chắn sẽ còn truyền lại cho con cháu để lòng yêu Tổ quốc và yêu hòa bình còn được gìn giữ mãi từ đời này sang đời khác” - anh Bùi Sĩ Hải chia sẻ.

Bài, nh: Hương Thy