Thứ bảy, 10/3/2018, 23h07

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Hin nay, sc khe con ngưi đang b đe da bi tình trng lm dng, s dng ba bãi thuc kháng sinh trong chăn nuôi. Vn nn này đang tr thành thói quen ca ch trang tri mà không th nào kim soát và ngăn chn đưc.

Chn mua thc phm truy xut ngun gc cũng là cách hn chế kháng sinh tn dư tht cá

Tht nào cũng tn dư kháng sinh

Để giữ gìn sức khỏe cho người thân trong gia đình, chị Lê Thị Huệ ngụ ở Q.2 thường mua các loại thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt gà trong Big C hoặc các siêu thị lớn nhỏ gần nơi ở. Tuy nhiên, một đôi lần do tiện đường đi làm về chị Huệ thường ghé mua thịt heo bán ngay lề đường Lương Định Của gần chợ An Khánh vì đỡ mất công vào bãi gửi xe: “Sau khi luộc nửa ký thịt đầu để làm món gỏi thì tôi ngửi thấy mùi vị rất khó chịu dù đã đổ nước luộc. Đến khi chị tôi về kiểm tra lại mới biết đó là mùi thuốc kháng sinh còn tồn đọng trong thịt heo”. Đối với các bà nội trợ hiện tượng thịt heo, thịt gà có mùi lạ khi chế biến thức ăn không phải là chuyện mới vì có rất nhiều người do mua thịt không rõ nguồn gốc nên không biết rằng mình đã mua thịt động vật, gia cầm đã chết hoặc trong thời gian mắc bệnh. Chính trong thời gian mắc các loại bệnh như tiêu chảy, cúm gia cầm, lở mồm long móng mà người chăn nuôi bắt buộc phải chích các loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi. Nếu sau 10 ngày vật nuôi khỏe mạnh được mổ thịt thì không sao nhưng với những con vật không qua khỏi bệnh tật được chủ nhà sau đó đưa vào lò mổ thì rõ ràng lượng thuốc kháng sinh tồn dư trong thịt rất lớn.

Tại các trang trại chăn nuôi ở Bình Dương, Đồng Nai nhiều năm nay tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi. Anh Trần Minh S., chủ trại nuôi gần 300 con heo ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) tiết lộ: “Vì heo là loài vật dễ mắc bệnh nên ngoài việc chăm sóc chuồng trại sạch sẽ chúng tôi còn phải trộn kháng sinh vào thức ăn để đề phòng bệnh tật còn khi heo đã mắc bệnh thì việc chích thuốc kháng sinh để cứu chữa là điều đương nhiên”. Theo anh S. chỉ cần ra tiệm thuốc thú y kê bệnh cho heo muốn mua thuốc gì cũng có. Có nhiều con heo trước khi mổ thịt đã được chích hàng chục mũi thuốc nhằm “tai qua nạn khỏi” để xuất chuồng. Tuổi thọ của một con gà lông trắng thường khoảng 45 ngày nhưng ngoài tiêm phòng các chủ trại nuôi liên tục chích các loại thuốc kháng sinh để điều trị như tiêu chảy, hô hấp... Đây là lý do mà trong thịt heo và thịt gà thường có mùi lạ do thuốc kháng sinh còn tồn dư chưa tiêu hết.

Đừng để đứt tay vì “con dao hai lưỡi”

Đề cập việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho rằng đây thật sự là một vấn nạn bởi người ta đang dùng một cách vô tội vạ. Theo ông Quang mỗi lần kiểm tra đều phát hiện có nhiều mẫu tồn dư lượng kháng sinh trong các vật nuôi như heo, gà, vịt. Điều đáng nói là có những loại kháng sinh nhà sản xuất thuốc đã cảnh báo ngưng sử dụng trước một tuần đến 10 ngày nhưng người chăn nuôi vẫn “làm ngơ” vì chạy theo lợi nhuận trước mắt và sợ lỗ vốn trong chăn nuôi. Những người chăn nuôi lẻ do kiến thức hạn chế nên hễ heo, gà bỏ ăn không rõ bệnh gì cũng đều chạy ra tiệm thuốc thú y mua về chích liền để mong vật nuôi khỏe lại. Nếu vật nuôi bệnh nặng thì ngoài chích thuốc liên tục, người nuôi còn trộn thêm kháng sinh vào thức ăn. Có nghĩa là bằng mọi cách người ta tống các loại kháng sinh thật nhiều để cứu vãn tình thế.

“Hin nay các nưc trên thế gii đang n lc loi dn kháng sinh trong chăn nuôi nhưng phi thc hin các bin pháp đng b nhm đm bo thú nuôi phát trin. Chúng ta cn phi cnh báo vic lm dng thuc kháng sinh trong chăn nuôi gây ra tình trng kháng kháng sinh vnh hưng đến sc khe ngưi tiêu dùng va gây cn tr cho vic cha bnh sau này. Hin nay có mt s công ty, đơn v đã đăng ký và thc hin tt vic dùng kháng sinh cho phép trong chăn nuôi. Đây là mt tín hiu tích cc và cn nhân rng đ có thc phm sch cho ngưi tiêu dùng” - ông Phan Xuân Tho - Chi cc trưng Chi cc Thú y TP.HCM cho biết.

Thạc sĩ Võ Bé Hiền - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp trao đổi: “Trong hàng chục nhóm thuốc đó hầu hết đều có thành phần hàm lượng kháng sinh rất cao, không chỉ “đơn chất” mà còn phối kết hợp kháng sinh khác trong cùng sản phẩm. Chẳng hạn, sản phẩm Coli-flox điều trị dịch tả có 2 thành phần là Kanamycin và Colistin; sản phẩm Pharcolapi có 2 thành phần là Ampicllin và Colistin”. Theo thạc sĩ Võ Bé Hiền, ngay cả Chloramphenicol, một loại kháng sinh nằm trong danh mục cấm nhưng trên thị trường vẫn thấy xuất hiện. Thời gian gần đây do dịch bệnh nhiều nên đàn gia súc, gia cầm sử dụng rất nhiều lượng kháng sinh có những chủ trang trại tốn hàng chục triệu đồng tiền mua thuốc thú y trong một tháng.

Sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi có thể coi đây là con dao hai lưỡi, không chỉ phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột của động vật và người, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Một số kháng sinh có thể gây dị ứng với những người quá mẫn cảm với kháng sinh, một số kháng sinh nhiễm thường xuyên trong thức ăn có thể gây ung thư. Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi còn tạo ra nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh sau này.

Bài, nh: Phan Quang