Thứ hai, 9/1/2012, 05h01

Làm quen với 8 “không”

Bảo vệ duy trì và năng cao sức khỏe chính là chìa khóa của cuộc sống. Để sức khỏe ngày càng tốt hơn, chúng ta hãy làm quen với chữ “không”.
1. Không có chuyện vui cũng tươi cười
Nụ cười ngày càng được các chuyên gia sức khỏe coi trọng bởi nó được coi là một phương pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả và là một trong những bí quyết sống lâu.
2. Không đau ốm cũng kiểm tra
Một số căn bệnh trong giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ ràng, phải thông qua kiểm tra mới có thể phát hiện. Nên kiểm tra sức khỏe một năm 1 lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
3. Không khát cũng uống nước
 
Nước là thành phần cơ bản duy trì hoạt động sống của cơ thể, thiếu nước dẫn đến suy gan, thận, nồng độ đông trong máu tăng cao, gây tắc động mạch ở tim và não. Khi cảm thấy khát nước chính là lúc cơ thể bạn đã thiếu nước một cách trầm trọng. Nên chủ động uống nước, không nên để khát mới uống.
4. Không bệnh tật cũng bồi bổ
Căn cứ từng mùa, thể chất, độ tuổi và loại bệnh khác nhau để bổ sung chất dinh dưỡng. Ví dụ người già dễ bị gãy xương hay nặng tai nên sớm bổ sung chất sắt và canxi.
Nên phân biệt các loại bệnh khác nhau để bổ sung dinh dưỡng hợp lý như bệnh nhân thiếu máu nên ăn táo tàu, người khí nhược nên dùng thêm nhân sâm…
5. Không buồn ngủ cũng ngủ nghỉ
Buồn ngủ là hiện tượng xuất hiện khi đại não làm việc quá mức, không nên đợi đến khi thực sự buồn ngủ mới đi ngủ. Nên hình thành thới quen đi ngủ đúng giờ bảo vệ đại não và nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm mất ngủ.
6. Không mệt mỏi cũng nghỉ ngơi
Sau khi làm việc, học tập, lao động hay vận động, dù không cảm thấy mệt mỏi cũng nên nghỉ ngơi. Bởi khi vận động, các chất độc và cặn bã trong cơ thể đã được bài tiết ra ngoài theo tuyến mồ hôi, nghỉ ngơi giúp tinh thần sảng khoái, diệt trừ các mầm bệnh trong cơ thể và phòng ngừa lao lực.
7. Không đói cũng ăn
Thói quen thích ăn lúc nào thì ăn, chỉ khi đói mới ăn sẽ dễ gây viêm dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa vì khi cảm thấy đói tức là dạ dày đã bị rỗng, dịch vị dạ dày đang không có gì để “ăn”.
8. Không muốn cũng cần đi vệ sinh
Đại, tiểu tiện đúng thời gian giúp kịp thời thải các chất độc trong cơ thể, làm sạch nội tạng có lợi cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ.
Người trung niên và người già thường mắc bệnh đi ngoài do đó nếu hàng ngày đi vệ sinh đúng giờ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, rất tốt cho đại tràng. Nếu lâu ngày không đại, tiểu tiện sẽ khiến độc tố trong phân và nước tiểu không ngừng bị cơ thể hấp thụ lại dẫn đến tự thân trúng độc.
Theo Hạnh Phúc
(alobacsi)