Thứ năm, 1/3/2018, 23h35

Lan tỏa nét đẹp áo dài Việt

Đến hn li lên, L hi áo dài TP.HCM ln 5 năm 2018 s din ra t ngày 3 đến 25-3 vi nhiu hot đng sôi nổi, ý nghĩa.

N sinh TP.HCM duyên dáng trong tà áo dài

S kin du lch ni bt

Lễ hội áo dài TP.HCM sau mùa đầu tiên vào năm 2014 với sự tham gia của 50.000 lượt khách thì đến năm 2017 lượng khách tham gia đã lên 70.000 lượt. Sự kiện này đang dần trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Sau bốn mùa thành công, Lễ hội áo dài TP.HCM 2018 đang được đông đảo người TP háo hức, mong chờ.

Với thông điệp “Tôi yêu áo dài Việt Nam”, lễ hội sẽ có 15 hoạt động chính cùng nhiều hoạt động đồng hành của các đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra, đáng chú ý là các chương trình: cuộc thi Duyên dáng áo dài, diễn đàn Nét đẹp áo dài Việt dành cho nữ tổng lãnh sự, phu nhân tổng lãnh sự và các cán bộ đang công tác tại cơ quan ngoại giao; chương trình nghệ thuật Áo dài - xu hướng thời trang và ứng dụng năm 2018…

Có th nói rng, áo dài đã góp phn qung bá hình nh Vit Nam ra khp nơi trên thế gii. Cuc sng ngày càng phát trin và luôn đi thay tng ngày vi nhiu xu hưng thi trang mi, hin đi. Tuy nhiên, áo dài vn s là trang phc tưng trưng cho v đp ca ngưi ph n Vit Nam mà khó có mt trang phc nào trong tương lai có th thay thế đưc.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đây là một trong những sự kiện lớn của du lịch TP. Nhằm thu hút 7 triệu du khách đến TP.HCM, TP phải ngày càng tổ chức nhiều sự kiện, nhiều sản phẩm du lịch để thu hút khách quốc tế. Lễ hội áo dài không chỉ là một hoạt động có ý nghĩa đề cao văn hóa truyền thống dân tộc mà còn phải làm sao thu hút sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Phải quảng bá, giới thiệu lễ hội đến du khách, để lễ hội có thể trở thành một sự kiện truyền thống hằng năm, cứ đến ngày 3-3 là du khách sẽ lại nhớ và đến TP.HCM dự, thưởng thức chương trình của Lễ hội áo dài.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã giao thủ trưởng các sở, ban, ngành TP và chủ tịch UBND quận, huyện phát động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức nữ các đoàn thể tại cơ quan tự nguyện tham gia mặc áo dài làm việc trong suốt tháng 3-2018; đồng thời vận động cán bộ, công chức tham gia cuộc thi “Duyên dáng áo dài TP.HCM lần 5”.

Sôi ni nhiu hot đng

Áo dài đã ở trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam và là một biểu tượng của văn hóa dân tộc đối với bạn bè, du khách quốc tế. Việc tôn trọng, giữ gìn vẻ đẹp của áo dài truyền thống, khuyến khích mọi người mặc áo dài phù hợp với từng thời điểm, địa điểm là điều mà Lễ hội áo dài TP.HCM đã dần làm được trong những năm qua.

Lễ hội áo dài TP.HCM 2018 có hơn 1.000 bộ thiết kế đăng ký tham gia lễ hội, trong đó có 22 nhà thiết kế nổi tiếng như Sỹ Hoàng, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Liên Hương, Thuận Việt, Tuấn Hải, Anh Tuấn, Thu Thủy, Lan Hương, Việt Hùng, Minh Châu, Đình Hải, Ngô Nhật Huy, Tạ Linh Nhân, Nhật Dũng... nhóm sinh viên các khoa thiết kế ở các trường đại học tại TP.HCM. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 111 nhà may, 78 cửa hàng bán vải, 11 cửa hàng phụ kiện, thuê, vẽ áo dài, áo dài may sẵn. Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh tiếp tục tham gia lễ hội trong vai trò đại diện hình ảnh.

Lễ khai mạc diễn ra lúc 19 giờ ngày 3-3 tại sân khấu chính phố đi bộ Nguyễn Huệ với 150 diễn viên, người mẫu, ca sĩ, trình diễn 13 bộ sưu tập áo dài. Chương trình thể dục đồng diễn áo dài sẽ diễn ra lúc 7 giờ ngày 4-3 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với 3.000 người tham gia. Chương trình nghệ thuật Áo dài - xu hướng thời trang và ứng dụng năm 2018 sẽ diễn ra lúc 19 giờ ngày 4-3 cũng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Cuộc thi Duyên dáng áo dài TP.HCM lần 5 sẽ diễn ra từ 1 đến 23-3. Diễn đàn Nét đẹp áo dài Việt sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 ngày 8-3 tại tòa nhà Saigon Times Square... 

Phát động nữ viên chức, học sinh, sinh viên mặc áo dài

Nhằm tiếp tục tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển đất nước, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ qua trang phục áo dài, Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM phát động toàn thể cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, công tác và học tập tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc hưởng ứng Lễ hội áo dài TP.HCM lần thứ 5 năm 2018.  Theo đó, công đoàn ngành vận động tất cả nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động và nữ học sinh, sinh viên hưởng ứng mặc áo dài trong tháng 3, lựa chọn trang phục áo dài trong du lịch, công tác, giảng dạy và học tập.

Cụ thể, áo dài không chỉ được mặc trong ngày thứ hai sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt, lễ hội, mà khuyến khích tăng thời lượng nhiều hơn trong tuần.

Đặc biệt, ngành giáo dục khuyến khích trong thời gian diễn ra Lễ hội áo dài, các cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên đang tham gia mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…) hưởng ứng bằng cách thay đổi hình ảnh đại diện trên trang cá nhân với trang phục áo dài.

M.H

Đặc biệt, các talk show về áo dài sẽ diễn ra vào các ngày thứ 2 (ngày 5, 12, 19-3) gắn với sinh hoạt chào cờ đầu tuần hoặc các ngày phù hợp trong tháng 3. Dự kiến các hoạt động này sẽ được tổ chức tại các trường THPT Trưng Vương, THPT Minh Khai, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kinh tế và Nhà Văn hóa Thanh niên. HS-SV tham sự talk show có cơ hội giao lưu với các nhà thiết kế áo dài, các đại sứ hình ảnh lễ hội…

Có thể nói rằng, áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới. Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày với nhiều xu hướng thời trang mới, hiện đại. Tuy nhiên, áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam mà khó có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được.

Yên Hà