Thứ bảy, 14/7/2018, 21h00

Lấy bằng ĐH ở… tuổi 20

Hc TC ngh sau tt nghip THCS, ngưi hc s hoàn thành chương trình văn hóa THPT, đ điu kin liên thông và nhn bng ĐH-CĐ … tui 20.

Hc viên Trung tâm GDNN-GDTX Q.Tân Phú tìm hiu ngành ngh ti Ngày hi hưng nghip do S LĐ-TB&XH TP.HCM t chc

Gii quyết bài toán kinh tế

Trước lo ngại học TC liên thông lên CĐ-ĐH khó khăn, năm 2018, một số trường CĐ-TC đã tuyển sinh hệ 9 + CĐ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Cụ thể, năm nay Trường CĐ Quốc tế TP.HCM tuyển sinh hệ này với thời gian đào tạo 3,5 năm. Khi hoàn tất chương trình, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT và bằng CĐ chính quy. Đại diện bộ phận tuyển sinh của Trường CĐ Quốc tế TP.HCM cho biết ở hệ này, tùy ngành học sẽ được giảm 50% học phí. Ưu điểm của chương trình là thời gian học được rút ngắn, sớm có việc làm, bảo đảm đầu ra và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, sinh viên có thể học liên thông lên ĐH ngay tại trường.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường nghề tại TP.HCM thừa nhận đến thời điểm này, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn chưa nắm rõ các chính sách của Nhà nước dành cho học sinh học TC nghề sau tốt nghiệp THCS. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, các chương trình tư vấn hướng nghiệp ngày càng nhiều nhưng còn mang tính hình thức, thiếu chất lượng. Vị hiệu trưởng này khuyên: “Nếu học sinh xác định học TC nghề để đi làm sớm thì không đăng ký học văn hóa. Tuy nhiên, để con đường tiến thân thuận lợi hơn và tùy vào năng lực có thể đăng ký học chương trình văn hóa THPT nhằm liên thông CĐ-ĐH. Với lối đi này, ở tuổi 20, các em đã lấy bằng CĐ-ĐH. Một cái lợi nữa là được rút ngắn thời gian học tập, tiết kiệm chi phí, được miễn học phí và thời gian thực hành chiếm đến 70%, là điều kiện thuận lợi cho các em đã quá “ngán” học văn hóa”.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Nguyên (Trưởng khoa Điện - điện tử, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM) định hướng: “Nếu không đậu vào trường THPT công lập, các em vẫn có nhiều cơ hội lựa chọn. Cụ thể, nếu học lực hạn chế, các em có thể học TC nghề và không cần học văn hóa. Đây là con đường nhanh nhất để lấy bằng nghề. Với những em học lực khá trở lên nhưng không đủ điểm vào trường THPT công lập hoặc rớt kỳ thi THPT quốc gia, hoặc vì điều kiện kinh tế không cho phép thì nên học nghề. Tuy nhiên, để đủ điều kiện học liên thông lên CĐ-ĐH thì ngay từ đầu phải đăng ký học văn hóa”.

TS. Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) phân tích thêm: “Tốt nghiệp THCS, để lấy được bằng ĐH, người học phải mất ít nhất 7 năm, trong đó 3 năm THPT và 4 năm ĐH. Trong khi đó, nếu học TC thì chỉ mất 3 năm (tính luôn thời gian hoàn thành chương trình THPT) và thêm 2 năm nữa để học liên thông ĐH. Nếu học TC nghề sau tốt nghiệp THCS sẽ rút ngắn 2 năm, trong khi đó người học được miễn học phí đến 3 năm và chỉ phải đóng cho 2 năm liên thông ĐH. Điều này giải quyết được bài toán kinh tế trước mắt mà vẫn đảm bảo tiếp tục con đường học vấn”.

S thí đim đào to ngh lp 9 lên CĐ

Ông Nguyễn Văn Tý (nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận ưu điểm của học nghề là thời gian học ngắn, được đào tạo kỹ năng nghề và thời gian dành cho thực hành là chủ yếu. Đây là lựa chọn tốt nhất đối với những học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn vì được miễn học phí, lại sớm có việc làm phụ giúp gia đình. “Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực phải đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ này là của hệ giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để thu hút người học. Có như vậy người học mới không quá lo lắng trong việc chọn trường, chọn bậc học nào mà chỉ xác định cho mình một nghề để theo đuổi, từ đó mới có thể phát huy năng lực, sở trường của mình”, ông Tý cho biết.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết hiện Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng đề án thí điểm đào tạo học sinh lớp 9 lên CĐ. Với mô hình này, mất 5 năm vừa học văn hóa vừa học nghề sẽ nhận được bằng CĐ với danh hiệu kỹ sư (hoặc cử nhân) thực hành.

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết mô hình đào tạo học sinh lớp 9 lên CĐ đã được triển khai tại Nhật Bản từ nhiều năm nay, chất lượng nguồn nhân lực được doanh nghiệp đón nhận. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân phụ huynh ngại cho con học nghề là việc liên thông quá vất vả, phải chờ đợi quy định này, thông tư kia. Nếu đề án này được triển khai, tỷ lệ học sinh học nghề sẽ tăng mạnh.

T.Anh