Thứ bảy, 26/5/2018, 21h17

Lấy chồng hiền, cũng khổ!

T chuyn thưng vàng h cám gì ca gia đình, ch Hi Hà đu trao đi vi chng, anh m bo “em tính thế nào anh cũng đng ý tut”. Ban đu ch Hi Hà c ng là chng mình d tính, hin lành và chiu v. Nhưng cuc sng c dn trôi, ch mi nhn ra rng chng hin lành quá cũng có nghĩa là ngưi nhu nhưc, lưi suy nghĩ, ch biết li v và lâu dn tr thành ngưi vô tâm vi gia đình.

nh minh ha. Ảnh: I.T

Hin quá hóa… kh!

Thay vì được nép mình bên bóng tùng quân xứng danh trụ cột, chị Hải Hà (Bình Thạnh, TP.HCM) phải gồng mình lên khi sống cùng với một ông chồng nói gì cũng nhất trí. Không ít lần chị Hải Hà đặt câu hỏi: “Suốt ngày chồng mình cứ im lặng như thóc, hiền lành quá như thế có phải là biểu hiện sự tôn trọng người bạn đời, hy sinh để có một gia đình êm ấm hay là vì những lý do khác?”. Lâu dần, trở thành thói quen, làm gì trong nhà từ việc nhỏ đến việc lớn chị Hải Hà tự quyết luôn.

Tất nhiên ban đầu, anh Thiên - chồng chị Hà không đến nỗi hiền lành, vợ nói gì cũng đồng ý mà anh cũng có chính kiến của mình. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố “cản trở” khiến khả năng quyết đoán bị mai một và dần dần mất hẳn. Chị là người có cá tính rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn, tháo vát. Chồng làm gì chị cũng chê anh chậm chạp, vụng về. Khi anh định làm việc gì đó thì chị cũng chẳng cho anh “đụng tay, đụng chân”: “Mấy chuyện cỏn con ấy tui còn rành hơn ổng”. Hay khi anh muốn đưa ra quyết định thì chị đã lấy mất cơ hội: “Thôi anh biết gì mà đưa ra ý kiến. Để vợ quyết cho được việc!”. Anh hiền lành, nhẫn nhịn kiểu “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Lâu dần, thành thói quen, anh để vợ muốn làm gì thì làm và chấp nhận đứng đằng sau làm bệ đỡ cho vợ. Vì thế, nếu tình cờ sang nhà chị Hải Hà thấy chị đang trèo thang sửa lại mái tôn, còn anh chồng loay hoay phụ giúp lấy vật này vật kia khi chị nhờ vả là chuyện bình thường của gia đình chị. Những chuyện lớn hơn như sửa sang nhà cửa, mua các tiện nghi trong nhà, con cái học hành ở đâu, môn gì… đều do chị Hải Hà… ra chỉ thị và ba cha con anh chỉ biết “tuân lệnh”.

Hin quá hóa… thit thòi

Chị Hải Hà đều lẩn tránh khi mọi người bàn đến chuyện chồng thăng tiến, bởi chuyện đó quá xa vời với ông xã nhà chị. Có lần, chị Hải Hà tâm sự: “Anh hiền lành, nhu mì quá nên vợ con cũng thiệt thòi, thu nhập của anh bao năm qua chỉ đủ trang trải cho nhu cầu cơ bản của mình anh. Không phải là chồng chị cần cù bù thông minh, mà anh có năng lực thật sự. Chỉ tội quá hiền lành và chậm chân nên dù có học vị, bằng cấp này nọ anh vẫn giậm chân tại vị trí nhân viên sau bao nhiêu năm công tác. Anh lành tính đến mức “đi không ai biết, đến không ai hay”. Anh cứ âm thầm, cần mẫn làm việc mà thu nhập chẳng thay đổi là bao nên tôi chẳng buồn quan tâm”. Với năng lực của anh, không ít công ty nước ngoài đề nghị anh hợp tác, nhưng chị phải “bó tay toàn tập” vì anh… ngại. Anh thanh minh với chị: “Em thông cảm cho anh, anh ngại làm việc ở nơi sôi nổi, năng động như thế. Em biết rõ là anh không hợp với công việc bon chen, đòi hỏi sự nhanh nhạy. Anh yên vị với công việc nghiên cứu hơn”. Có lần, chị phải nói đùa với anh: “Anh cứ ngồi mãi chỗ ấy, thì nhân viên trẻ trong công ty làm sao mà tiến lên được, anh nhường công việc đó cho họ đi”. Anh chỉ biết im lặng.

Chị càng bất mãn khi cùng anh đi tham dự những bữa tiệc liên hoan hay họp mặt bạn bè. Ai đâu mà như chồng chị, anh ít giao thiệp khiến anh rụt rè, không chào hỏi được một câu cho ra hồn. Dù biết được anh ấy hiền lành, khả năng giao tiếp hạn chế, nhưng chị có yêu cầu gì cao siêu đâu. Nhưng có lẽ cả đời cũng không thể sửa được cái tính ngại nơi đông người, ngại sự thay đổi, ngại phải làm những công việc đòi hỏi phải có tính cạnh tranh của chồng.

Người hiền lành thuộc kiểu khí chất điềm đạm. Trong cuộc sống thường ngày luôn tỏ thái độ bình thản, điềm tĩnh, ít khi bị kích động. Trong công việc, họ thường kiên trì, chịu khó, chu đáo, chịu đựng được những công việc đơn điệu, kéo dài. Trong quan hệ xã hội, họ là người chín chắn, sâu sắc, tế nhị, kín đáo. Có khả năng kiềm chế tốt. Song, người hiền lành có diễn biến tâm lý chậm, nên phản ứng kém linh hoạt, khó thích ứng với tình huống thay đổi nhanh, mạnh. Vì vậy, họ khó hòa đồng với môi trường xã hội mới, chậm thiết lập mối quan hệ giao lưu với người khác. Khi hiền lành thuộc về bản chất của người đàn ông, thì dù tác động thế nào cũng khó có thể thay đổi hoàn toàn khí chất của người chồng. Các chị em có chồng hiền lành quá có thể giúp chồng khắc phục một số hạn chế do kiểu tính cách này gây ra. Người vợ nên nhịn bớt tính cầu toàn của mình tạo điều kiện để người chồng có không gian thể hiện vị thế của mình. Họ có thể gặp sai sót, nhưng nếu được vợ động viên khuyến khích kịp thời người chồng sẽ trưởng thành hơn từ những vấp váp của mình.

Người phụ nữ nào cũng mong muốn lấy được ông chồng mạnh mẽ, quyết đoán, là điểm tựa tin cậy để che chở và rất cần sự ủng hộ, bàn bạc, chia sẻ từ phía người bạn đời của mình. Vì thế, khi phải một mình xoay xở vì chồng quá hiền lành, người vợ sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn, thất vọng. Dù chồng hiền lành đến đâu thì cũng phải cùng vợ gánh vác công việc chung của gia đình và phải luôn cố gắng trở thành trụ cột, không nên là cái bóng mờ nhạt trong mắt các thành viên trong đình và mọi người.

Lê Phm Phương Lan
(ging viên tâm lý hc)