Thứ ba, 29/5/2018, 20h51

Lễ Nhô rơhe của người Kơ Ho

Ngưi Kơ Ho có tín ngưng là th đa thn. T tiên ngưi Kơ Ho gn cht vi nông nghip mà cây lúa là s hin hu bao đi nay. Vì vy mà h thng các l hi nông nghip thưng gn vi các giai đon sn xut cây lúa như: L ung s lúa (Nhô sih sre), L ung mng lúa tr bông (Nhô wèr), L ung giê lúa (Nhô tơpor kòi)… Quan trng nht là L mang lúa v kho (Nhô rơhe)…    

L mang lúa vào kho ca ngưi Kơ Ho

Văn hóa ngưi Kơ Ho

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, người Kơ Ho đông nhất trong các dân tộc thiểu số (DTTS) gốc bản địa: 152.098 người (chiếm tỷ lệ 12,32%). Dân tộc Kơ Ho gồm nhiều nhóm (Sre, K’Yòn, Nộp, Cil, Lạch); điều đặc biệt là trong quá trình sinh sống đan xen, người Kơ Ho có mặt ở hầu hết 12/12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh, huyện Di Linh là địa phương có người Kơ Ho sinh sống đông nhất (47.953 người), tiếp đó là Đức Trọng: 21.643 người, Lâm Hà: 17.175 người…

Người Kơ Ho quan niệm “vạn vật hữu linh” chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của họ. Theo người Kơ Ho, cái gì cũng có sự linh thiêng, phải tôn kính được gọi là Yàng. Dù ngày nay, tín ngưỡng đa thần truyền thống không được bảo tồn nguyên vẹn; song đời sống tâm linh của họ vẫn chịu những chi phối mạnh từ tín ngưỡng truyền thống.

Trước đây, hệ thống lễ hội và nghi lễ trong tổ chức các lễ hội của người Kơ Ho rất đa dạng, phong phú và thường diễn ra hàng năm; chủ yếu tập trung thành 2 loại lễ chính; đó là lễ hội liên quan đến vòng đời con người như: Lễ đặt tên, Lễ cưới xin, Lễ tạ ơn, Lễ tang ma… và nghi lễ nông nghiệp. Bởi sống gắn bó với rừng núi, sông, suối, thiên nhiên, ruộng rẫy… người Kơ Ho đặc biệt biết ơn thần linh (thần sông, thần suối, thần rừng, thần lúa, thần nước…) cho mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm. Nên sau mỗi vụ thu hoạch, người Kơ Ho thường tổ chức các nghi lễ để tạ ơn. Trong các lễ cúng, thường chọn các con vật nuôi như trâu, bò, dê, heo, gà… để hiến sinh; vật hiến sinh càng to (trâu, bò) thì quy mô nghi lễ và tầm ảnh hưởng của nghi lễ càng lớn.           

Phc dng L Nhô rơhe

Trước tác động của cuộc sống hiện đại; đồng thời có cái nhìn thiếu chuẩn xác cho rằng nghi lễ, lễ hội của đồng bào DTTS mang màu sắc mê tín, gây tốn kém; nhất là sự thờ ơ của lớp trẻ… đã làm cho phần lớn các nghi lễ, lễ hội của người DTTS - nói chung, nghi lễ truyền thống của người Kơ Ho - nói riêng dần bị quên lãng, mai một.

Theo các già làng, L Nhô rơhe khơi dy nim t hào, gn kết các thế h con cháu và cng đng ngưi Kơ Ho; ti đây còn din ra vic trao truyn nhng giá tr văn hóa truyn thng đ thế h tr kế tha, phát huy. Nhô rơhe  B Liêng ln đu tiên đưc phc dng; đây là hình thc sinh hot văn hóa đc bit, mt mng màu sinh đng trong bc tranh văn hóa đa sc màu ca đi sng các DTTS  Lâm Đng đang đưc bo tn, phát huy…

Ngày 29-12-2017, Bộ VH,TT&DL có công văn hướng dẫn việc hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống các DTTS thuộc “Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020” của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ VH,TT&DL đã chọn triển khai phục dựng lễ hội truyền thống các DTTS tại 5 tỉnh: Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông, Lào Cai và Yên Bái. Sở VH,TT&DL Lâm Đồng đã phối hợp với UBND huyện Lâm Hà tiến hành khảo sát, lập hồ sơ, chọn phục dựng Lễ Nhô rơhe của người Kơ Ho tại tổ dân phố Bồ Liêng, thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà).

Người Kơ Ho ở Bồ Liêng trước nay chủ yếu trồng cà phê, làm ruộng nước và nuôi trâu; có nền văn hóa truyền thống rất đa dạng và phong phú thể hiện qua cách bố trí nhà ở, trang phục, ẩm thực, sinh hoạt văn hóa, lưu giữ nhiều nghi lễ, lễ hội mang đậm tín ngưỡng truyền thống của người bản địa lâu đời.

Lễ Nhô rơhe là lễ hội nông nghiệp quan trọng nhất và có lịch sử rất lâu đời. Song đến nay, ở tổ dân phố này chỉ còn 5 hộ duy trì tổ chức lễ tại nhà và sơ sài. Xác định Nhô rơhe là lễ hội quan trọng, có sức cấu kết cộng đồng và mang sắc thái đặc trưng trong đời sống người Kơ Ho nên Sở VH,TT&DL đã chọn phục dựng (làm mẫu) để tuyên truyền nhân rộng trong toàn huyện và các địa phương khác có người Kơ Ho sinh sống…

Mới đây, tại nhà của già làng Dôm Dai K’Bát (84 tuổi) đã diễn ra các nghi lễ phục dựng Lễ Nhô rơhe khá công phu và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong nhận thức, tình cảm của cộng đồng người Kơ Ho nơi đây. Toàn bộ lễ do già làng K’Bát và vợ (bà Ka Phơ 78 tuổi) thực hiện. Lễ tổ chức trong 2 ngày; ngày hôm trước diễn ra các lễ: “hạ chiêng” cúng “thần chiêng”; lễ “đưa bồ lúa vào kho”; ngày hôm sau, từ 5 giờ sáng (trước khi trời mọc), cả gia đình làm lễ tại cánh đồng trồng lúa của mình để xin “thần lúa” cho rước lúa về kho (đoàn người 10 nam, nữ có sức khỏe gùi lúa) về và đổ vào kho (bồ đựng) đặt trong nhà; già làng làm lễ đưa ống hút cho người cậu để hút rượu cần từ ché ra; người vợ phát cho mỗi người miếng xôi chín để ăn và uống rượu cần mừng lúa đã về kho.

Kết thúc các nghi lễ là phần “hội”, biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các đội chiêng với già làng, con cháu; tất cả nhảy múa, hát các bài ca dân gian Kơ Ho…

Bài, nh: Thanh Dương Hng