Thứ ba, 20/3/2018, 11h34

Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu lúc 8h sáng nay 20-3 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và kéo dài hết ngày mai 21-3.

Sáng 20-3, tại Hội trường Thống Nhất, công tác chuẩn bị lễ viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã sẵn sàng từ rất sớm. Ngay từ hơn 7h sáng, các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã tới chuẩn bị cho tang lễ.

Trưởng ban lễ tang là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại Hội trường Thống Nhất, lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ bắt đầu từ 8h ngày 20-3 đến hết ngày 21-3.

Lễ truy điệu sẽ được tổ chức trọng thể lúc 7h30 ngày 22-3 tại Hội trường Thống Nhất. Lễ an táng sẽ được tổ chức lúc 11h cùng ngày tại quê nhà nguyên Thủ tướng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thắp hương từ rất sớm - Ảnh: THUẬN THẮNG

Cùng thời gian này, tại Trung tâm hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng Phong (Q.Ba Đình, Hà Nội) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Các hoạt động được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam.

Lực lượng chức năng bảo vệ nhiều vòng trong và ngoài khu vực Hội trường Thống Nhất nơi tổ chức lễ tang cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Trước cổng Hội trường Thống Nhất, trên các đoạn đường gần Hội trường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Duẩn, Pasteur..., rất đông lực lượng CSGT túc trực, liên tục ra các tín hiệu để điều tiết giao thông qua đoạn này hỗ trợ các đoàn vào viếng cố Thủ tướng.

Phía trước Hội trường Thống Nhất, nhiều đoàn du khách nước ngoài khi đi qua cũng ghé lại chụp hình.


Lực lượng CSGT điều tiết giao thông khu vực phía trước Hội trường Thống Nhất - Ảnh: XUÂN ĐÀO


Lực lượng CSGT điều tiết giao thông khu vực phía trước Hội trường Thống Nhất - Ảnh: NGỌC KHẢI


Lực lượng CSGT điều tiết giao thông khu vực phía trước Hội trường Thống Nhất - Ảnh: NGỌC KHẢI

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải) và phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi sổ tang - Ảnh: HƯƠNG QUỲNH

Suy nghĩ rất lâu trước khi đặt bút, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viết: "Xin nghiêng mình kính viếng anh Sáu Khải, người Thủ tướng của nhân dân, đã trọn đời vì nước, vì dân. Cầu mong anh được cùng chị an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng".

Tự xưng là "em gái", bà Tòng Thị Phóng - phó chủ tịch Quốc hội - viết: "Anh là người anh, người đồng chí rất thân thiết của đồng bào các dân tộc, rất chăm lo cho sự phát triển của miền núi và dân tộc".


Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng ghi sổ tang - Ảnh: THUẬN THẮNG


Phần ghi sổ tang của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng viết trong sổ tang, nhớ rằng "Bác Sáu Khải là người đảng viên Cộng sản kiên trung, suốt đời vì nước vì dân, sống vẹn nghĩa trọn tình với đồng bào, đồng chí". 

Ông Võ Văn Thưởng luôn nhớ về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là một người luôn lắng nghe, hết lòng phục vụ nhân dân. 

"Với tầm tư duy chiến lược bản lĩnh và sáng tạo; luôn lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên; luôn trăn trở với những hướng đi lên của đất nước, những khó khăn của đời sống nhân dân; Đồng Chí đã có những đóng góp rất quan trọng vào việc hoạch định, lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", ông Thưởng viết.

"Đồng chí luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ gần dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân".


Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương (giữa) cùng nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Không hẹn trước, những nguyên lãnh đạo cùng thời với ông Sáu Khải đều nhắc đến những năm đầu đổi mới đầy khó khăn, thách thức, và cũng nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa mở trước con đường phát triển đất nước.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương viết: "Vô cùng xúc động chia tay người anh, người đồng chí thân thương đã từng kề vai sát cánh trong thường trực Chính phủ chục năm đầu thời kỳ đổi mới. Anh đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới của Đảng, nhà nước và nhân dân".

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rất lâu mới có thể đặt bút: "Mới cách nay 3 tháng, anh em mình còn vui sinh nhật anh cùng anh Năm (nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu) tại nhà em. Thế mà nay anh đã ra đi, để lại bao niềm đau nỗi nhớ. Nhớ về anh người lãnh đạo tài năng đức độ, người đồng chí, người anh gần gũi yêu thương..."

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: "Đảng, nhà nước và nhân dân mãi ghi nhớ 70 năm sự nghiệp cách mạng của Anh, trong đó có những đóng góp lớn đối với công cuộc đổi mới kinh tế đất nước".


Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: "Anh - người thủ trưởng trực tiếp của tôi trong hai nhiệm kỳ Chính phủ đầy khó khăn và nhiều kỷ niệm. Anh là nhà lãnh đạo, một vị Thủ tướng tâm huyết, trách nhiệm, đổi mới, có nhiều đóng góp lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Ông Nguyễn Quốc Sinh, anh hùng Lực lượng vũ trang, đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: PHẠM VŨ

Đứng ở một góc gian lễ, ông Nguyễn Quốc Sinh, anh hùng LLVT, tâm sự: "Tôi gọi ông Khải là cậu ruột. Ấn tượng về ông Khải đầu tiên của tôi là lòng tốt với mọi người, gắn bó ruột thịt với quê hương. Bà con, làng xóm ai nghèo, ai khó đến nhờ ông cũng nghĩ cách giúp. Hễ việc tốt, hợp lý ông sẽ giúp hết lòng. Việc không đúng là ông cản tới nơi. Bà con Tân Thông Hội từ già tới trẻ đều thương quí là như vậy.

Ông không chỉ muốn nằm lại tại nơi chôn nhau cắt rốn mà còn muốn tổ chức lễ tang ngay tại nhà mình. 'Để đỡ tốn kém', ông nói vậy. Nhưng việc nước thì vẫn phải làm tròn, nên từ tối qua, cả gia đình chúng tôi đã cùng ông lên đây, cùng đi chuyến công tác cuối cùng.

Ba ngày qua, gia đình rất xúc động khi được chứng kiến hàng ngàn người dân từ mọi nơi đổ đến nhà viếng ông. Hôm nay lễ quốc tang lại rất trang trọng và cũng rất tình cảm. Thật tự hào về cậu Hai của tôi".

Các đoàn viên, học sinh chờ vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: NGỌC KHẢI


Người dân chờ vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: NGỌC KHẢI


Học sinh trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Nhà Bè vào viếng - ẢNH: QUANG ĐỊNH


Cảnh sát giao thông TP.HCM giữ trật tự bên ngoài Hội trường Thống Nhất - Ảnh: NGỌC KHẢI


Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (giữa) vào viếng trong đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu - Ảnh: THUẬN THẮNG

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thì nhắc: "Anh Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam trả lời chất vấn trước Quốc hội, đánh dấu cột mốc mới quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động của nhà nước ta".


Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (bìa trái) vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu - Ảnh: THUẬN THẮNG

Rất xúc động là kỷ niệm có lẽ là cuối cùng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nhắc lại: "Ngày 23-12-2017, anh và tôi cùng tới chơi ở nhà anh Nguyễn Minh Triết. Hai chúng ta rất bất ngờ và rất xúc động, anh Triết và tôi cùng anh đi thăm lại chiến khu Đ, địa đạo Củ Chi, sau đó còn đi cano trên sông Đồng Nai thăm lại một số cơ sở cách mạng, chúng ta cùng xúc động kể lại những năm tháng cùng nhau trong cuộc chiến đấu. 

Thật bất ngờ, anh Nguyễn Minh Triết tổ chức mừng sinh nhật tôi và anh (tuy ngày sinh nhật của anh còn hai ngày nữa 25-12-1933, và tôi vào ngày 27-12-1931). Tuy anh hơi mệt nhưng anh rất vui, hồ hởi, thấy tình bạn, tình đồng chí bên nhau rất nồng ấm. Đây mãi mãi là một kỷ niệm sâu sắc không phai mờ trong tôi và các anh em..."


Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi sổ tang - Ảnh: HƯƠNG QUỲNH


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang - Ảnh: HƯƠNG QUỲNH


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi trong sổ tang - Ảnh: MAI HOA


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ tang - Ảnh: HƯƠNG QUỲNH


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi trong sổ tang - Ảnh: MAI HOA


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ tang - Ảnh: MAI HOA


Lời tri ân nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: MAI HOA

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết những lời tri ân đầy xúc động với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong sổ tang.

Tổng bí thư nhận xét nguyên Thủ tướng là "nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, đã cống hiến trọn đời mình, có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: "Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với tất cả chúng ta. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí. Xin vĩnh biệt anh Sáu Khải. Xin gửi đến gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất".


Các đoàn viên xếp hàng vào viếng nguyên Thủ thướng Phan Văn Khải - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Các tầng lớp nhân dân xếp hàng vào viếng nguyên Thủ thướng Phan Văn Khải - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Đoàn Bộ Quốc phòng do bộ trưởng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Thượng tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - thắp hương viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân vào viếng nguyên Th tướng Phan Văn Khi


Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dâng hương - Ảnh: THUẬN THẮNG


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dâng hương - Ảnh: THUẬN THẮNG

Th tướng Nguyn Xuân Phúc viếng nguyên Th tướng Phan Văn Khi


Đoàn Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Ch tch nước Trn Đi Quang viếng nguyên Th tướng Phan Văn Khi


Đoàn Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG


Ch tch nước Trn Đi Quang dâng hương nguyên Th tướng Phan Văn Khi - nh: THUN THNG

Tng bí thư Nguyn Phú Trng dâng hương viếng nguyên Th tướng Phan Văn Khi


Gia đình họ tộc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vào viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG

Sau khi gia đình và họ tộc hai bên nội ngoại nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vào viếng, đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã vào viếng.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng vào viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG


Đoàn Ban chấp hành trung ương Đảng viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương - Ảnh: QUANG ĐỊNH


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia buồn với gia quyến nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG


Các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè, TP.HCM) xếp hàng vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: VIỄN SỰ

Lãnh đo Đng, Nhà nước đến tang l


Linh cữu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG


Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến lễ viếng - Ảnh: THUẬN THẮNG


Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có mặt - Ảnh: THUẬN THẮNG


Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình (phải) và phó thủ tướng Vũ Đức Đam viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG


Lãnh đạo TP.HCM đến viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG

Trong sổ tang, bà Phan Lương Cầm - phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Sáu Dân - tỏ lòng thương tiếc "anh Sáu Khải, người Thủ tướng luôn ở trong lòng dân, người giúp đỡ nhiều trong công tác của anh Sáu Dân, người hàng xóm thân quen của gia đình tôi".


Bà Phan Lương Cầm - phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - tới viếng và ghi sổ tang - Ảnh: MAI HOA