Thứ ba, 15/8/2017, 21h24

Liệt sĩ Phan Văn Hân: Đảng viên gương mẫu, tận tụy, phục vụ nhân dân

Sáng 15- 8, Ban T chc Thành y TP.HCM đã t chc Hi tho khoa hc v quá trình hot đng cách mng và chiến đu, hy sinh ca lit sĩ Phan Văn Hân (y viên Thưng v Khu y Sài Gòn - Gia Đnh, Bí thư Phân khu 2) đ trình Hi đng Thi đua khen thưng TP xem xét đ ngh Ch tch nưc truy tng danh hiu AHLLVTND thi k kháng chiến.

Các đại biểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đ.L

Liệt sĩ Phan Văn Hân, Bí danh Phan Thành Long, Hai Sang; sinh tháng 4-1925 tại ấp Mỹ An, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Phản đế và được giao làm giao liên cho Liên tỉnh ủy Long Xuyên - lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Cuối năm 1941, đồng chí được kết nạp vào Đảng và được cử đi móc nối, tổ chức lại các cơ sở Đảng ở Chợ Mới.

Để thuận lợi trong công tác, từ năm 1942, từ nghề mộc, đồng chí chuyển sang học dệt và lấy danh nghĩa là người hướng dẫn, dạy nghề để đi khắp Chợ Mới móc nối cơ sở, tuyên truyền và phát triển tổ chức cách mạng. Năm 1945, với vai trò là Huyện ủy viên Chợ Mới, đồng chí tham gia giành chính quyền trong Cách Mạng Tháng Tám và Long Xuyên. Năm 1946, đồng chí là Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Long Xuyên, Bí thư Huyện ủy Chợ Mới. Năm 1947, cùng với tập thể tỉnh ủy, đồng chí lo di tản dân sang các xã thuộc tả ngạn Sông Tiền, ổn định nơi ăn chốn ở cho tổ chức, xây dựng cơ sở, nối hệ thống toàn huyện trước khi toàn bộ các cơ quan tỉnh, huyện, xã dời vào vùng căn cứ Đồng Tháp Mười tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ.

Tháng 11-1952, đồng chí Phan Văn Hân nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Tỉnh đội trưởng và Trưởng Ty Công an tỉnh Long Châu Sa, lãnh đạo tăng gia sản xuất, đẩy mạnh công tác binh vận, tôn giáo vận và gầy dựng cơ sở ở vùng địch hậu, chống bắt lính, vận động nhân dân không đi lính cho Pháp; đồng thời tích cực chuẩn bị cơ sở bí mật cho cuộc kháng chiến. Năm 1955, đồng chí được điều về làm Khu ủy viên Khu 8. Năm 1960, được Xứ ủy Nam Bộ điều động về Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; từ năm 1960 đến 1965, đồng chí là Khu ủy viên; từ năm 1965 đến năm 1967, là Ủy viên Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

Tháng 10- 1967, giải thể Khu Sài Gòn - Gia Định, lập ra Khu trọng điểm gồm 6 phân khu, đồng chí làm Bí thư Phân khu 2. Và được phân công nhiệm vụ cải trang công khai vào nội thành xây dựng nhiều cơ sở nội đô; hỗ trợ các cơ sở mật phục vụ cho cuộc cách mạng lâu dài. Năm 1968, đồng chí là một trong những người thuộc Bộ Tư lệnh Tiền Phương 2 (còn gọi là Bộ Chỉ huy Tiền Phương Nam) trực tiếp chỉ huy cánh quân của Phân khu 2 từ hướng tây tiến vào Q.6, 11, khám Chí Hòa, biệt khu Thủ Đô.

Tháng 5-1968, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, trên đường đi công tác, do bị chỉ điểm, đồng chí bị địch bắt, tra tấn. Năm 1972, địch đã thủ tiêu đồng chí ở hầm P42, thay vào người khác để trao trả tù binh theo Hiệp định Paris…

Tại hội thảo, các ý kiến khẳng định, đồng chí Phan Văn Hân là người chiến sĩ cộng sản có khí phách kiên cường, luôn giữ vững khí tiết cách mạng; là con người sống tình cảm, đức độ và tài năng; sâu sát cơ sở, gương mẫu và sẵn sàng xông pha nguy hiểm… Từ những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí rất xứng đáng để đề nghị Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND thời kỳ kháng chiến.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Trần Trung Dũng nhấn mạnh: “Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Phan Văn Hân luôn là một đảng viên gương mẫu, tận tụy, phục vụ nhân dân; một chiến sĩ cộng sản kiên cường, khí phách trước kẻ thù. Đồng chí là người lãnh đạo mẫu mực, là trung tâm đoàn kết nội bộ, có tấm lòng thương yêu nhân dân, cán bộ, chiến sĩ ở tất cả những nơi đồng chí công tác... Năm tháng đã lùi xa nhưng tinh thần người chiến sĩ cộng sản vì sự nghiệp cách mạng, vì nhân dân của đồng chí; phẩm chất, đạo đức của đồng chí vẫn mãi là những dấu ấn không thể phai mờ. Đồng chí đã để lại cho đời, cho thế hệ hôm nay và mai sau nhiều bài học quý báu để vận dụng xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình”.

Huy Đình