Thứ bảy, 9/9/2017, 21h17

Mẹ hiền của học sinh lớp 1

Giáo viên (GV) dy lp 1 là ngưi đt nn tng cơ bn v kiến thc, k năng, nhân cách cho nhng đa tr ln đu tiên đến trưng hc ch. Đ đm đương trng trách nng n y, ngoài chuyên môn, h phi có trái tim yêu thương và k năng x lý tình hung linh hot.

Cô Trương Thị Hà (GV chủ nhiệm lớp 1/1 Trường TH Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, Đà Nng) hưng dn HS viết ch

D nhiu hơn dy

Sau giây phút hân hoan của ngày tựu trường, các em học sinh (HS) lớp 1 bước vào một môi trường mới đầy lạ lẫm. Bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi khi các em lần đầu tiên chuyển từ môi trường mầm non vui chơi là chính sang môi trường học hành nề nếp. Để tránh cho các em những cú sốc, lặng thầm phía sau là các thầy cô giáo với bàn tay luôn chìa ra yêu thương, vỗ về. Cô Trương Thị Hà (GV chủ nhiệm lớp 1/1 Trường TH Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, Đà Nẵng) bộc bạch: “Những ngày đầu tiên vào lớp 1, với một môi trường mới nên nhiều em còn rất bỡ ngỡ, thậm chí có em khóc nhè, tè dầm… Người GV luôn phải kiên nhẫn, xử lý tình huống linh hoạt, chủ yếu bằng tình cảm yêu thương để các em quen dần với môi trường nề nếp. Cũng là năm đầu tiên con vào lớp 1 nên nhiều phụ huynh không an tâm, cứ đứng ngoài cửa sổ nhìn vào. Với những em mạnh mẽ, tự lập thì không sao nhưng với các em vốn được yêu chiều sẽ hay khóc. Tùy từng tình huống mà mình mềm mỏng hay nghiêm khắc để các em bắt nhịp được với bạn”. Là một GV có thâm niên lâu năm trong công tác giảng dạy lớp 1, cô Hà cho biết vất vả nhất là lớp học có trẻ hòa nhập. Có em đang học bỗng dưng nhớ mẹ, chạy ào ra cổng, thế là cô giáo phải chạy theo dỗ dành, vừa phải làm sao để quản lý cả lớp, tránh ồn ào ảnh hưởng đến lớp bên cạnh.

Cô Phan Thị Minh Châu (GV chủ nhiệm lớp 1/2 Trường TH Trần Văn Ơn, quận Hải Châu, Đà Nẵng) thì chia sẻ: “Mình không thể yêu cầu các em ngay từ những ngày đầu đến lớp đã phải có nề nếp nghiêm túc được. Cùng với việc cho các em làm quen mặt chữ, con số, từ buổi học đầu tiên mình bắt đầu hướng dẫn cho các em cách nhận biết các vật dụng sinh hoạt, đi nhà vệ sinh, rửa tay trước bữa ăn, ngồi vào bàn ăn ngay ngắn… Cùng với đó, việc đến lớp không đúng giờ được thầy cô đánh dấu đỏ vào bảng nề nếp, đưa lên bảng trước mỗi buổi sáng để các em ý thức hơn trong việc tự giác dậy sớm, đến trường”. Cô Châu cho biết thêm, với lớp 1, nhiều khi đang học, một em xin đi uống nước thế là cả lớp đồng loạt đứng lên cùng đi uống nước. Dù cô giáo biết chắc chắn có nhiều em không khát nước nhưng không trách mắng hay ngăn cản. Khi các em trở về vị trí ngay ngắn, cô giáo mới bắt đầu giải thích và nhắc nhở để các em nhớ lần sau sẽ đi vệ sinh, uống nước vào giờ ra chơi. “GV cứ nhẹ nhàng vừa dạy, vừa dỗ từng tí thì các em sẽ nhanh chóng thích nghi”, cô Châu nói.

Cn s phi hp ca ph huynh

Ph huynh ngi trn an con trong bui hc đu tiên

Việc dạy học lớp 1 đối với các trường vào đầu năm học bao giờ cũng là nhiệm vụ khó khăn. Từ đầu năm, nhà trường đã chú trọng đến việc phân công những GV giàu kinh nghiệm. Cô Phan Thị Thu Ba (Hiệu trưởng Trường TH Ông Ích Khiêm) cho biết: “Nhà trường luôn cân nhắc lựa chọn những GV giàu kinh nghiệm, có thâm niên dạy lớp 1, hoặc ít nhất cũng là GV dạy lớp 2 các năm trước để đảm nhận công việc chủ nhiệm lớp 1. Bởi GV dạy lớp 1 ngoài chuyên môn tốt ra, đòi hỏi phải đằm thắm, kiên nhẫn và linh hoạt trong các tình huống xử lý”. Cô Ba phân tích thêm: “Sự trao đổi với phụ huynh là điều cần thiết trong quá trình dạy học, nhất là đối với các em lớp 1. Ba mẹ nào cũng lo lắng cho con mình, trừ buổi đầu tiên phụ huynh dắt con vào lớp, các ngày sau Ban giám hiệu sẽ yêu cầu phụ huynh giãn dần khoảng cách với cánh cửa lớp học; và khi các em đã nhận biết đường vào lớp thì Ban giám hiệu sẽ nhận HS ngay ở cổng trường để các em tự lập vào lớp học”.

“Vi lp 1, nhiu khi đang hc, mt em xin đi ung nưc thế là c lp đng lot đng lên cùng đi ung nưc”, cô Phan Th Minh Châu (GV ch nhim lp 1/2 Trưng TH Trn Văn Ơn, qun Hi Châu, Đà Nng) nói.

Trong khi đó, cô Ông Thị Thái Hằng (Hiệu trưởng Trường TH Trần Văn Ơn) cho rằng, ngoài việc chọn GV có thâm niên nghề, thâm niên dạy lớp 1 thì nhà trường ưu tiên chọn các GV có năng khiếu hát, múa, kể chuyện và hoạt náo để thu hút HS, tạo cho các em cảm giác gần gũi, thoải mái và không bị sốc khi thay đổi môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn theo sát để nhắc nhở bếp ăn nấu những món ăn phù hợp với lứa tuổi, cắt cử nhân viên hướng dẫn các em vừa vào lớp 1 sử dụng nhà vệ sinh cũng như các sinh hoạt thường nhật ở trường. Cô Hằng kể, cách đây 5 năm, trường có một HS rất cá biệt. Em không chịu vào lớp, nhất nhất chỉ theo chân một cô giáo đang dạy lớp 5. Lúc đó không chỉ có cô giáo chủ nhiệm mà cả Ban giám hiệu cũng vào cuộc. Sau mỗi giờ học, các thầy cô phân công nhau dắt em đi quanh sân trường vừa trò chuyện, vừa dỗ dành. Mãi đến hết học kì 1, em mới chịu vào nề nếp học. Cô Hằng cũng nhìn nhận, việc HS lớp 1 thích ứng với môi trường mới nhanh hay chậm một phần phụ thuộc vào sự phối hợp của phụ huynh.

Với kinh nghiệm 15 năm chủ nhiệm lớp 1, cô Phan Thị Minh Châu bộc bạch: “Năm nào cũng vậy, ngay từ đầu năm học, mình tiếp cận phụ huynh để tìm hiểu tâm tính mỗi HS để có thêm kênh thông tin về các em. Từ đó, với các HS cá tính, mình trao đổi thêm với phụ huynh để cùng điều chỉnh cho các em. Với những phụ huynh có sự tương tác tích cực phối hợp với GV thì HS đó nhanh chóng thích ứng và chăm ngoan hơn”.

Bài, nh: Hàn Giang