Thứ ba, 25/7/2017, 21h08

Miền Trung khẩn trương chống bão số 4

Bão s 4 áp sát đt lin, các tnh min Trung như Qung Bình, Qung Tr, Tha Thiên - Huế, Đà Nng… khn trương chng bão, hn chế đến mc thp nht thit hi do bão và mưa ln gây ra.

Ngư dân Qung Tr khn trương neo thuyn trú tránh bão. Ảnh: V.Y

Tại Quảng Trị, ông Lê Đa Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống bão lụt tỉnh cho biết, tính đến chiều 25-7, 2.305 tàu thuyền của ngư dân Quảng Trị đã vào bờ trú tránh an toàn; có 18 tàu, thuyền với 189 người đang hoạt động trên biển đang được lực lượng chức năng hướng dẫn về nơi tránh trú an toàn. Ngoài ra còn có 45 tàu thuyền của ngư dân các tỉnh khác vào trú ẩn tại tỉnh.

Kiểm tra công tác phòng chống bão tại âu thuyền Cửa Việt, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị chỉ đạo các lực lượng ứng trực tuyệt đối không được để ngư dân ở lại các tàu thuyền trước và sau cơn bão; lãnh đạo xã Triệu An (huyện Triệu Phong) vận động người dân cho 312 ngư dân đi trên 42 tàu thuyền đang neo đậu tránh bão ở âu thuyền Cửa Việt trú tạm trong gia đình mình cho đến khi bão tan.

Theo Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt, đồn đã phân công hơn 30 cán bộ, chiến sĩ trực tại các khu vực trọng yếu, kịp thời hỗ trợ người dân trong tình huống khẩn cấp. Đến cuối buổi sáng ngày 25-7, còn 2 tàu cá cùng 14 lao động của ngư dân khu phố 5 (thị trấn Cửa Việt) đánh bắt xa bờ vẫn chưa liên lạc được. Ngoài ra, tàu cá vỏ sắt lớn nhất Quảng Trị mang số hiệu QT 98888 TS bị hỏng lái đang trôi dạt tự do trên vùng biển Hoàng Sa, cách Đà Nẵng 145 hải lý.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng khẩn trương chia làm nhiều đoàn về các xã ven biển để kiểm tra, đôn đốc bà con chằng chống nhà cửa; lên các phương án kêu gọi tàu thuyền vào bờ nhằm đảm bảo an toàn; đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để giảm thiểu thiệt hại của cơn bão số 4, UBND tỉnh đã chuẩn bị phương án sơ tán  3.381 hộ/7.710 người tại các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ. Toàn tỉnh có 131 hồ chứa nước và 1 hồ thủy lợi - thủy điện cũng được Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương gia cố, lên phương án xả lũ, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.

Còn tại Quảng Bình, tỉnh đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ chiều qua 24-7. Đến ngày 25-7 vẫn còn 97 tàu với 800 lao động hoạt động ở vùng biển Đà Nẵng đang trên đường vào bờ. Có gần 3.600 tàu cá đã vào bờ tránh trú, neo đậu tại bờ biển tỉnh Quảng Bình. Các sở, ngành và địa phương thuộc tỉnh này đã sẵn sàng lên phương án di dời hơn 10.000 hộ dân thuộc vùng nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông đề phòng sạt lở. Tỉnh cũng đã có phương án chỉ đạo xả tất cả các cửa xả để đảm bảo diện tích lúa hè thu đang trổ đồng không ngập úng, đồng thời sẵn sàng phương tiện máy bơm chống ngập đối với các diện tích ruộng trũng thấp. Bên cạnh đó, đốc thúc bà con nuôi trồng thủy sản, các lồng bè khẩn trương di dời lồng bè đến nơi an toàn.

Tại Thừa Thiên - Huế, theo báo cáo toàn tỉnh có 688 tàu thuyền, hầu hết các phương tiện đã vào bờ trú tránh. Các phương tiện tàu thuyền đánh bắt vùng biển ngoại tỉnh cũng kịp thời vào các tỉnh gần nhất neo đậu, cụ thể có 3 phương tiện của Thuận An vào lưu trú tại Đà Nẵng; 1 phương tiện ở Phú Thuận vào cửa Gianh (Quảng Bình). Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã lên phương án di dời dân vùng ven biển, vùng núi có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn khi có bão lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Tại Đà Nẵng do ảnh hưởng hoàn lưu bão gây ra mưa lớn, TP cũng đã đôn đốc các địa phương, ngành chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp đề phòng mưa bão gây thiệt hại.

Trưa 25-7, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng có 1.619 tàu thuyền với khoảng 7.152 lao động, hầu hết các tàu thuyền đã vào bờ trú tránh, hiện còn 17 tàu cá với 152 ngư dân nằm trong vùng trực tiếp ảnh hưởng của bão số 4 đã được lực lượng chức năng kêu gọi khẩn trương vào bờ.

Vĩnh Yên - H.Giang