Thứ ba, 7/8/2018, 21h26

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Đừng đánh giá tương lai học sinh theo cảm tính

Không mơ ưc nhiu, nhng ngưi làm giáo dc ch mơ v mt k thi mà đó, năng lc ca hc sinh đưc đánh giá đúng thc lc và đúng công bng. đó, s trung thc không b đánh tráo...

Thí sinh tìm s báo danh trong k thi THPT quc gia 2018. Ảnh: M.Tâm

Xa hơn, không chỉ dừng ở cải cách một kỳ thi mà cần sự cải cách đồng bộ của toàn hệ thống, từ phương pháp giảng dạy, giáo án, sách giáo khoa cho đến quản lý, gia đình, xã hội.

ThS. Nguyn Th Tuyết Nhung (giáo viên môn sử Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): Hc và thi cn có tính ng dng thc tin

Nhìn vào kỳ thi THPT quốc gia, học sinh đang phải gồng gánh một lượng kiến thức quá khổng lồ. Để thi một kỳ thi, các em phải ôn toàn bộ kiến thức chương trình lớp 11, lớp 12, tương đương với lượng kiến thức của một giáo viên. Mà không thể đánh giá học sinh dựa trên tính chất của giáo viên bởi sẽ không công bằng với các em. Chính lượng kiến thức khổng lồ trong thi cử đó là một trong những hệ lụy phát sinh ra tiêu cực khi kiến thức trở nên quá sức, quá tải, không đánh giá được đúng năng lực của học sinh.

Nói rằng để có một kỳ thi thật sự hoàn hảo thì khá khó. Nhưng chúng ta có thể cải tiến để kỳ thi đó tốt hơn, không còn những gian lận, nhập nhằng. Mà để có một kỳ thi tốt hơn, cần có sự cải thiện, vào cuộc của cả một hệ thống, từ phía gia đình, xã hội; về phương pháp giảng dạy; cách thức ra đề… Đặc biệt là từ phía gia đình và xã hội, cần phải loại bỏ được tâm lý ngành “hot”, nghề “hot”, vào ĐH là con đường duy nhất.

Bên cạnh đó, khối lượng kiến thức trong chương trình dạy và thi cần phải cô đọng, rút gọn lại, mang tính ứng dụng cao hơn, không quá nặng nề về lý thuyết. Bởi có như thế người giáo viên mới có thể cải cách và có những đột phá về phương pháp, đưa kiến thức đến gần với học sinh. Từ đó, học sinh cũng tránh được những thiệt thòi.

ThS. Đ Đc Anh (giáo viên môn văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM): Chúng ta đang đánh giá tương lai hc sinh quá cm tính

Những gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã khiến niềm tin của xã hội với giáo dục đang bị lung lay. Bởi ở một môi trường tốt đẹp nhất, trung thực nhất lại chứa những vẩn đục ít ai có thể tưởng tượng được.

Qua sự việc này, bản thân người giáo viên như tôi cảm thấy xấu hổ, không biết ăn nói và đối diện như thế nào với học sinh. Sẽ phải giải thích thế nào với học sinh khi các em hỏi rằng: “Thầy ơi, liệu có phải cứ cật lực và nai lưng ra học thì mới có thể có kết quả cao hay không?”. Người giáo viên có thể dạy học sinh những bài học về kiến thức nhưng bài học về niềm tin, về lòng trung thực thì liệu rằng người giáo viên có thể dạy các em được nữa hay không khi gian lận đã hiện hữu như thế.

Không phải chỉ căn cứ vào một kỳ thi để kết luận rằng đó là sự chuyển biến và đổi mới của giáo dục. Trong khi, kỳ thi đó cũng tồn tại nhiều lỗ hổng. Mà lỗ hổng rõ nhất đó là khâu sử dụng con người. Chúng ta luôn nghĩ rằng trắc nghiệm là khách quan nhưng việc sử dụng con người, can thiệp của con người đã không còn khách quan. Bên cạnh đó, để đánh giá thi tốt nghiệp thì đề năm nay lại quá khó trong khi xét ĐH thì đề năm ngoái lại quá dễ. Gom 2 kỳ thi vào sẽ thiếu đi sự đồng bộ. Để đồng bộ cả 2 kỳ thi đó thì lại thiếu sự chính xác trong tuyển sinh và công nhận tốt nghiệp.

Nhìn xa hơn, chúng ta đang đánh giá tương lai của học sinh một cách quá cảm tính. Bởi vì đơn cử, chỉ cần có thay đổi 0,25 điểm trong bài thi thôi là đã quyết định tương lai của các em sẽ ngồi ở đâu, đi con đường nào.

Ở các nước, họ đã làm được những kỳ thi nghiêm túc đó là cho học sinh làm những bài đánh giá năng lực hơn là đánh giá qua một vài bài thi, qua các tổ hợp môn. Đồng thời, giao quyền tuyển sinh, phỏng vấn trực tiếp cho các trường ĐH để tìm ra những sinh viên đúng năng lực. Học sinh hoàn toàn có thể chọn những đề tài viết bài luận để xét tuyển vào các trường đó. Và chúng ta cũng có thể hoàn toàn áp dụng được như thế.

Những gian lận dù đau lòng nhưng cũng rất may là nó đã “vỡ” ra vào năm nay. Như một hồi chuông để toàn xã hội nhìn lại, xốc lại, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám khi niềm tin giáo dục bị vơi dần.

Tăng Th Thanh Nga (giáo viên môn văn Trường THPT Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM): Cn thay đi phương thc thi

Về kết quả và tỷ lệ của kỳ thi THPT quốc gia vừa qua là không thể đánh giá được đúng năng lực và thực lực của học sinh. Tuy nhiên, kỳ thi cũng có mặt tích cực là có thể phân loại được một bộ phận học sinh. Nhưng với tính chất “hai trong một”, kỳ thi cũng sẽ phát sinh một số hạn chế. Đó là chưa thật sự tạo động lực nhiều cho học sinh, giáo viên khi “không đánh giá một cách công bằng nhất”.

Nên chăng, cần tách biệt hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét ĐH. Đồng thời, thay đổi phương thức thi. Bởi hiện tại thi trắc nghiệm không thể đánh giá học sinh một cách đúng thực lực được và không phát huy hết khả năng tư duy của các em. Với trắc nghiệm, không cần học bài các em cũng có thể lấy được điểm nếu nắm được những “mẹo” làm bài.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần phải xác định nội dung trọng tâm của kỳ thi cho học sinh và giáo viên ngay từ đầu năm, chứ không phải là những thông báo mơ hồ, chung chung rồi thầy và trò tự mò mẫm ôn tập với một lượng kiến thức khổng lồ như vừa qua. Chính sự cụ thể công khai này cũng sẽ góp phần hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong kỳ thi.

Yến Hoa (ghi)