Thứ bảy, 18/8/2018, 20h57

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Siết chặt khâu chấm thi

“Nhìn nhn mt cách tng th, k thi THPT quc gia nhng năm gn đây vi phương thc “2 trong 1” t chc ti đa phương là rt thun li cho hc sinh, ph huynh. Vì vy nên tiếp tc duy trì, tuy nhiên đ k thi thc s công bng hơn, cn siết cht hơn na khâu chm thi, thanh tra và giám sát”. Đó là ý kiến ca nhiu cán b qun lý giáo dc và giáo viên Đà Nng.

Mt k thi thành công cn có cách t chc khoa hc và c s chn la ngun lc đ tâm và tm. Trong nh: Thí sinh tham d k thi THPT quc gia 2018 ti Đà Nng

Chm thi theo cm

Thầy Nguyễn Bá Hảo (Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) nói không thể phủ nhận những mặt tích cực mà kỳ thi THPT quốc gia đã mang lại cho học sinh và phụ huynh trong 4 năm trở lại đây. “Trước đây tổ chức kỳ thi tách biệt, học sinh không những chịu áp lực mà còn tốn kém tiền bạc, công sức di chuyển. Đối với học sinh nghèo thì việc đi xa là vô cùng tốn kém và khó khăn cho phụ huynh. Bây giờ tổ chức thi tại chỗ, các em không phải đi xa, áp lực thi cử cũng được giảm bớt. Đề thi ngày càng phân hóa cao, phân loại học sinh tốt”, thầy Hảo nhìn nhận.

Đối với một kỳ thi, khâu tổ chức là rất quan trọng. Thầy Hảo cho rằng khâu tổ chức coi thi những năm qua đã được điều chỉnh và tương đối ổn. Sự tham gia của giảng viên ĐH và giáo viên THPT trong các hội đồng thi đảm bảo công tác coi thi được khách quan. Riêng về khâu chấm thi, đặc biệt sau những tiêu cực nảy sinh ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… làm rúng động dư luận thời gian qua, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu, đưa ra những phương án để siết chặt hơn. “Thiết nghĩ, các bài thi sau kỳ thi nên tập trung về trường ĐH, chấm theo cụm. Ở bất cứ khâu nào cũng cần bố trí nhân lực đủ để vừa đảm bảo tính khách quan vừa không tạo kẽ hở cho tiêu cực có cơ hội thực hiện. Về khoa học là thế, nhưng thực tế ở khâu nào, công bằng và minh bạch hay không đều do con người, vì vậy cần chọn lựa con người đủ tâm và tầm để thực hiện”, thầy Hảo khẳng định.

Riêng với lượng kiến thức trong đề thi những năm qua, nhất là kỳ thi vừa diễn ra, thầy Hảo cho rằng các năm tới không nên mở rộng kiến thức đề thi đến lớp 10. Thực tế, khi học sinh phải học và nắm kỹ nội dung kiến thức lớp 11 và lớp 12 đã là quá sức; vì kiến thức lớp 11 chỉ chiếm tầm 15% trong đề thi nhưng lại không được giới hạn nên quá trình ôn tập, học sinh vẫn phải học hết sách giáo khoa lớp 11. Như vậy là đã quá vất vả cho học sinh.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Huy Bính (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho rằng cần tổ chức chấm chéo giữa các địa phương để đảm bảo tính công bằng và hạn chế được hiện tượng dùng “quyền lực đồng tiền” chạy điểm để vào trường ĐH top đầu.

Tăng cưng vai trò ca trưng ĐH

Để đảm bảo tính minh bạch, thầy Nguyễn Bá Hảo cho rằng cần tăng cường sự tham gia chấm thi của giảng viên ĐH, như vậy sẽ công bằng hơn. Bởi vì các trường ĐH chính là đơn vị tuyển sinh, họ cần đầu vào chất lượng và công bằng cho tất cả. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vai trò thanh tra, giám sát quá trình thi, chấm thi.

Đồng tình với quan điểm này, thầy Nguyễn Huy Bính phân tích, nếu giả sử vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi “2 trong 1” thì nên để cho các trường ĐH chủ trì. Vì khi các trường ĐH đóng vai trò chính trong kỳ thi thì sẽ hạn chế được tiêu cực chạy điểm như dư luận xôn xao vừa qua. Mặt khác, vấn đề xét tuyển ĐH là trọng tâm của kỳ thi, nên để các cán bộ, giảng viên của trường ĐH làm trưởng điểm thi thay vì để các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT (ở lại trường mình) làm trưởng điểm thi.

Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Thu Thủy (Tổ trưởng bộ môn văn Trường THPT Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn), tốt nhất là nên xét tốt nghiệp, kỳ thi tuyển sinh nên giao về cho các trường ĐH chủ trì và phải tăng cường đội ngũ thanh tra. Nên lựa chọn thêm một số giảng viên ĐH thuộc chuyên ngành văn đi chấm thi để đảm bảo khách quan, công bằng.

Đổi mới phương thức thi là một quá trình, trong đó cần có những lộ trình cụ thể. Đương nhiên ai cũng hiểu lộ trình ấy không thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Nhưng để một kỳ thi thật sự thành công, chất lượng, ngay bây giờ cần có sự vào cuộc quyết liệt của ngành giáo dục từ tất cả các khâu. Đầu tiên là sự chọn lựa nhân tố con người vận hành kỳ thi đó. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận rằng, sự công bằng, minh bạch nào cũng phải có sự đồng thuận, chung tay từ tất cả các phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Có như thế mới tạo nên một kỳ thi thành công!

Phan Vĩnh Yên