Thứ bảy, 17/3/2018, 23h03

Nắng nóng: Cảnh giác với nước giải nhiệt lề đường

Đang vào lúc thi tiết nng nóng, nên nưc ung gii nhit đưc nhiu ngưi s dng ph biến là nưc sâm (nưc mát) vi mc đích “chng khát” và gii nhit cơ th. Tuy nhiên, tình trng nưc sâm đang đưc bày bán tràn lan l đưng khiến ngưi s dng không khi lo ngi, vì không biết đâu là “hàng tht”, đâu là “hàng gi”.

c gii nhit l đưng “tht gi ln ln” ít nhiu gây nh hưng đến sc khe ca ngưi s dng

Tht gi ln ln

Do da mặt hay bị nổi mụn và bị nóng gan nên chị Phan Thị Trúc Đào (nhân viên marketing, làm việc tại quận Tân Bình) hay uống nước sâm giải nhiệt. Nhất là trong những ngày nắng nóng, lúc nào chị cũng kè kè chai nước sâm kể cả khi ở văn phòng cũng như những lúc đi ngoài đường. Vì đặc thù công việc phải đi lại nhiều, nên chị Đào thường gặp đâu mua đó, nhưng hai địa chỉ ưu tiên ghé mua do tiện đường đi lại là Công viên Gia Định hoặc Nhà Thi đấu Phú Thọ. Cái lạ là cùng một tiệm, nhưng có khi uống cảm nhận được vị thanh nhẹ, có lúc lại thấy ngọt gắt và lờ lợ trong miệng rất khó chịu.

Một trong những địa chỉ bán nước sâm thảo mộc uy tín là tiệm của bà Phạm Thị Cúc (ngụ quận 5). Bà Cúc cho biết gia đình bà đã trải qua “2 đời” bán nước sâm thảo mộc với 40 năm kinh nghiệm. Nguyên liệu thảo mộc được bà Cúc chọn mua ở chợ truyền thống hoặc siêu thị gần nhà. Bà Cúc tâm sự: “Mình làm nghề này cũng phải có lương tâm, phục vụ người uống nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho họ nữa”.

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Anh (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), các loại nước uống thanh nhiệt được nấu từ thảo mộc như rễ tranh, râu bắp, mía lau… mà dân gian hay gọi là nước mát hoặc nước sâm có công dụng lợi tiểu, giải nhiệt, đào thải độc tố. Tuy nhiên, đối với các loại nước sâm bán ngoài vỉa hè thì khó nhận biết đâu là nước sâm thật hay nước sâm giả. Vì để làm tăng lợi nhuận, người bán có thể sẽ không sử dụng đường cát hay đường phèn khi nấu, mà sẽ cho đường hóa học, hoặc sử dụng hương liệu, bột hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều cần lưu ý nữa là trên thị trường hiện nay có bán rất là nhiều các loại bột để “tạo ra” nước sâm. Các loại bột này thường không rõ nguồn gốc, thành phần nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Cách s dng nưc gii nhit tt cho cơ th

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Anh, các công thức nấu nước sâm đều có vị thuốc thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, việc chọn mua nguyên liệu cũng rất dễ dàng và cách nấu cũng rất đơn giản, nên các gia đình đều có thể tự nấu. Một số loại thảo mộc thông dụng dùng để nấu nước mát thường là cây thuốc dòi, rễ cỏ tranh, mía lau, cây mã đề, râu bắp, lá lẻ bạn, hoa cúc… Vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng, khi cơ thể bị nhiệt, cảm giác bứt rứt, khát nước khô miệng thì có thể dùng nước sâm, nước mát nhằm giải độc, tăng cường nước và vi chất trong cơ thể.

Người già và trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống nước sâm

Bác sĩ Nguyễn Phương Anh (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) lưu ý, bên cạnh tác dụng giải nhiệt, nước sâm cũng khiến người sử dụng bị mất nước. Do đó, người sử dụng khi uống nước sâm cần uống kèm theo một ít nước lọc để bù vào lượng nước đã mất đi do tác dụng giải nhiệt. Đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi và người già không nên uống nước sâm, vì đây là những đối tượng dễ bị mất nước, có nguy cơ mất nước cao và dấu hiệu rất khó nhận biết.

Một trong những loại nước sâm được sử dụng phổ biến là nước sâm rong biển giúp bổ sung natri và chất khoáng bị mất đi qua mồ hôi. Để thực hiện loại nước này, nguyên liệu cần có gồm 10g rong nâu, 2 khúc mía lau, 20g râu bắp, 5 lá dứa, 5g nhãn nhục, 2 lát thục địa, đường phèn, 3-4 lít nước. Trước tiên cần làm sạch rong biển (ngâm nước vo gạo để khử mùi tanh), nhãn nhục rửa bằng nước ấm, cạo sạch vỏ mía lau và chẻ nhỏ, rửa sạch lá dứa và râu bắp. Tiếp đó cho tất cả vào nồi, nấu sôi, rồi giảm lửa nhỏ nấu thêm 10-15 phút, lược lấy nước, bỏ xác. Sau đó, cho nhãn nhục và đường phèn vào, nấu thêm 5 phút cho tan đường. Lược nước sâm rong biển lại lần nữa, để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh uống dần. Bên cạnh đó, nước sâm bí đao, nước sâm bông cúc hoặc nha đam đường phèn cũng là những loại nước mát giúp thanh nhiệt tốt cho cơ thể. Để thực hiện loại nước sâm bí đao, nguyên liệu cần có là 1kg bí đao, 4 lít nước, 10g thục địa, 5 lá dứa, 150g đường phèn. Theo đó, bí đao cắt thành miếng nhỏ, thục địa xắt nhuyễn, sau đó cho bí đao và thục địa, muối đun cho đến khi nhừ. Sau đó cho lá dứa và đun 5 phút thì tắt bếp. Tương tự, nguyên liệu làm nước sâm bông cúc gồm 30g bông cúc, 50g đường phèn, 50g rau mùi, 1 lít nước. Cách làm, cho bông cúc vào nước đun sôi, sau đó cho rau mùi vào đun 3 phút rồi tắt bếp. Khi nước nguội cho đường phèn vào và khuấy đều. Đối với loại nước nha đam đường phèn, nguyên liệu gồm 500g nha đam, 2 lá dứa, 200g đường phèn, 1/2 ống dầu chuối, 700ml nước. Cách chế biến, nha đam gọt sạch vỏ và ngâm nước muối lợ trong 5 phút sau đó rửa sạch và xắt hạt lựu. Đường phèn nấu chung với nước cho tan, rồi cho nha đam vào để lửa sôi rồi tắt bếp.

Bài, nh: Vũ Phương