Thứ bảy, 19/5/2018, 19h01

Ngộp vì... rác thải

UBND TP.HCM va t chc Hi ngh Sơ kết 2,5 năm thc hin Chương trình gim ô nhim môi trưng (giai đon 2016-2020).

Công nhân v sinh môi trưng đang thu gom rác

Tại đây, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường - cho biết, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường đến nay đã có 4/16 chỉ tiêu đạt 100% mà chương trình đặt ra, gồm: 100% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải; 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý đạt chỉ tiêu; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nguy hại, y tế được lưu giữ, thu gom, xử lý đạt chỉ tiêu; 100% bãi chôn lấp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đạt chỉ tiêu. Trong số 12/16 chỉ tiêu còn lại có những chỉ tiêu chỉ đạt tỷ lệ rất thấp. Chẳng hạn như chỉ có 21,2% nước thải đô thị được thu gom xử lý (trong khi mục tiêu đặt ra là 80%); giảm 24% ô nhiễm nguồn nước mặt (chỉ tiêu là 90%); 32% xã hoàn thành tiêu chí bảo vệ môi trường (chỉ tiêu là 100%)…

Cũng theo Sở Tài nguyên - Môi trường, hiện trên địa bàn TP mỗi ngày phát sinh khoảng 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 350-400 tấn chất thải nguy hại, khoảng 21,4 tấn chất thải y tế nguy hại.

Đại diện các quận, huyện, sở, ngành cũng cho biết, thực tế ở nhiều nơi trên địa bàn TP vẫn tồn tại tình trạng rác thải sinh hoạt xả bừa bãi, quá trình thu gom vận chuyển rác thải chưa đồng bộ, gây nhiều khó khăn cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác của các đơn vị vệ sinh môi trường đô thị.

Theo đại diện UBND Q.4, dù địa phương đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, bố trí thêm hệ thống thùng chứa rác, tuy nhiên nhiều hộ dân sống ven bờ sông vẫn hàng ngày xả rác xuống sông, số lượng rác đó tích tụ hoặc trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi. Việc rác thải được tập kết ở nhiều tuyến đường thuộc trung tâm TP khiến môi trường không khí bị ô nhiễm.

Đại diện Q.4 đề nghị: “Đối với hoạt động bảo vệ môi trường, trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; ngoài ra cần di dời các điểm tập kết rác thải ra ngoài trung tâm dân cư, hoặc chuyển về bãi rác Đa Phước…”.

Ông Huỳnh Minh Nhật - Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP - thông tin, hiện nay chưa có sự quản lý thống nhất về hệ thống xử lý rác; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khâu thu gom rác dân lập và các công ty dịch vụ công ích quận, huyện, Công ty Môi trường đô thị TP. Đội ngũ thu gom rác chủ yếu là đơn vị tư nhân, ở một số địa phương (nhất là các huyện ngoại thành) số ngày thu gom có thể chỉ 1 hoặc 2 ngày/tuần. Cách thu gom bằng xe tự chế nên chưa đảm bảo vệ sinh, phương tiện thu gom rác không đạt chuẩn - tất cả các loại rác vẫn được thu gom vào chung một thùng xe… Do đó, tình trạng ô nhiễm rác thải ở TP vẫn chưa được giải quyết triệt để.

“Công tác giảm ô nhiễm môi trường phải được thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp như: Nâng cao ý thức của người dân; phải có sự phối hợp, thống nhất giữa đơn vị thu gom rác tư nhân và đơn vị công ích; trang bị phương tiện thu gom đạt chuẩn…”, ông Nhật đề xuất.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho rằng, TP.HCM đang xây dựng TP văn minh, hiện đại, nhưng ý thức của người dân còn kém, khiến tình trạng ô nhiễm kéo dài.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường cần lưu ý những địa chỉ còn ô nhiễm, còn tình trạng xả rác bừa bãi xuống kênh rạch, từ đó có giải pháp cụ thể để thu gom, phân loại triệt để nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các quận, huyện cần quan tâm đội ngũ thu gom rác dân lập để có sự phối hợp, thống nhất những phương án thu gom, xử lý rác; giải quyết triệt để tình trạng xả rác tại các khu vui chơi, công cộng…

Thy Dương