Thứ ba, 17/4/2018, 20h30

Người nước ngoài “say” hồn Việt: Hồn Việt - Quyết giữ thì sẽ còn!

Văn hóa là hn ct ca dân tc, là tài sn vô giá ca đt nưc và là “bc thông đip” ca thế h cha ông gi li cho thế h mai sau đ nuôi dưng, lưu truyn bn sc văn hóa dân tc. Sau lot bài Ngưi nưc ngoài “say” hn Vit, Giáo dc TP.HCM đã nhn đưc s phn hi tích cc t phía đc gi.

Chương trình gii thiu chui di sn văn hóa phi vt th Vit Nam đến vi mt trưng ĐH  Đài Loan

Thc sĩ Hunh Khi, Trưng khoa Âm nhc dân tc, Nhc vin TP.HCM: “Cn nhiu vic làm thiết thc!”

Tôi rất ấn tượng khi đọc loạt bài Người nước ngoài “say” hồn Việt được đăng tải trên Báo Giáo dục TP.HCM. Có thể nói, đây là loạt bài đầu tiên thể hiện một cách rõ ràng, đậm nét tình yêu văn hóa Việt của những người nước ngoài. Tôi cho rằng, những người nước ngoài sẽ là nhân tố tích cực giới thiệu văn hóa, đặc biệt là loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam ra thế giới. Hiện nay, thị hiếu thưởng thức nghệ thuật cũng như cách thể hiện nghệ thuật đã có nhiều thay đổi. Giữ gìn văn hóa dân tộc nói chung và nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng giữa bao nhiêu trào lưu văn hóa đang hội nhập là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam với nhiều việc làm thiết thực. Điều này sẽ chẳng dễ dàng, nhưng với sự quan tâm thiết thực của Nhà nước cùng sự chung tay góp sức của cộng đồng, văn hóa nghệ thuật truyền thống sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển. Chúng ta có thể khẳng định những giá trị văn hóa hiện hữu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, nhiều giá trị văn hóa xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc bảo tồn văn hóa truyền thống cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, của các nghệ nhân - những người “giữ lửa” di sản. Vì thế, để bảo tồn được nghệ thuật truyền thống, cần có sự vào cuộc tích cực của các địa phương và có sự đầu tư thích đáng cho văn hóa truyền thống dân tộc, tạo nhiều sân chơi cho người Việt Nam lẫn người nước ngoài yêu thích các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc.

Thc sĩ, đo din Hoàng Dun, ging viên Khoa Qun lý Văn hóa - Ngh thut, ĐH Văn hóa TP.HCM: “Cn có chiến lưc tng th

Hiện nay, người nước ngoài tiếp cận văn hóa truyền thống Việt Nam còn rất hạn chế. Nếu có tiếp cận thì đôi khi cũng còn phiến diện, chưa đầy đủ. Hơn nữa, tư liệu lại không nhiều. Nhiều du khách sang Việt Nam còn mang theo những cuốn “cẩm nang du lịch” được in ấn xuất bản vài chục năm trước. Điều đó rất đáng trăn trở.

Một thực tế không thể phủ nhận là việc quảng bá văn hóa truyền thống của chúng ta còn nhiều hạn chế. Các hoạt động này còn mang tính địa phương chứ chưa mang tính chiến lược, toàn diện và tổng thể. Hơn nữa, các tài liệu bằng tiếng Anh còn rất ít. Một số tài liệu về văn hóa truyền thống của chúng ta nhưng lại do nước ngoài soạn thảo, in ấn và phát hành và do đó còn nhiều hạn chế, phiến diện. Điều này làm cho những người tiếp cận các tài liệu đó có những hiểu biết không đúng về văn hóa truyền thống. Thậm chí là nhìn nhận không đúng về những di sản văn hóa của cha ông để lại. Phải có nhiều tài liệu in bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn, Ả Rập... Phải có chiến lược tổng thể cho vấn đề này, tổ chức phát hành rộng khắp theo nhiều kênh khác nhau từ ngoại giao, du lịch...

Thy Đ Văn Thng, ging viên Khoa Âm nhc dân tc, Nhc vin TP.HCM: “Không th ơ vi bo tn văn hóa dân tc”

Là người trực tiếp giảng dạy cho một số người nước ngoài muốn tìm hiểu về âm nhạc truyền thống của Việt Nam, tôi thật sự rất vui và xúc động. Nhiều người nước ngoài say mê tiếng đàn bầu, đàn kìm... Họ yêu thích đờn ca tài tử. Những năm qua, đờn ca tài tử đã khẳng định được vị trí của mình trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, nỗi lo là làm sao để giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật này trong bối cảnh giao lưu và hội nhập như hiện nay vẫn còn đó. Vì thế trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản phải được coi là trách nhiệm, nghĩa vụ không phải là của riêng ai.

Điều quan trọng lúc này là phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trước hết cần hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững; gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Muốn người nước ngoài tôn trọng, yêu thích văn hóa Việt thì trước hết người Việt phải tôn trọng, có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ văn hóa Việt.

Anh Lê Hi Đăng, nhà nghiên cu âm nhc: “Bo tn vi thái đ trân trng”

Trong chương trình giới thiệu chuỗi di sản văn hóa phi vật thể của Trường ĐH Đài Loan, tôi được mời làm người giới thiệu đến nước bạn những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc Việt Nam. Thông qua những chương trình ý nghĩa đó, tôi càng ý thức rõ hơn chúng ta cần nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy đồng thời giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc mình đến với người nước ngoài.

Mặc dù đời sống vật chất và tinh thần có nhiều thay đổi, phát triển, mọi người được tiếp cận với nhiều loại hình văn hóa nhưng với những gì thuộc về truyền thống luôn cần được bảo tồn với thái độ trân trọng. Hiện nay, chúng ta đang thiếu những công cụ, sản phẩm truyền bá âm nhạc dân tộc nên người nước ngoài sẽ gặp nhiều trở ngại khi tiếp xúc, tìm hiểu âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Di sản văn hóa như ngọn đèn leo lắt trước gió, có thể tắt bất kỳ lúc nào nếu chúng ta không bảo tồn, phát huy. Văn hóa rất quan trọng trong đối ngoại khi có những chương trình văn hóa, nghệ thuật đã kết nối những dân tộc, quốc gia thù địch xích lại gần nhau. Vì vậy trong quá trình quảng bá văn hóa truyền thống, chúng ta rất cần những bạn bè quốc tế. Hãy tôn vinh và cảm ơn họ bằng nhiều cách để có thể hy vọng văn hóa Việt sẽ ngày càng lan tỏa, vươn xa khắp năm châu. Hơn nữa, nghệ thuật khác các loại hình khác, phải có sự tác động từ từ, phải có quá trình thực hành nên chúng ta cần có những chiến lược lâu dài để giới thiệu văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế.

Yên Hà (lưc ghi)